Việt Nam vươn lên vị thế nguồn cung cà phê hàng đầu tại Anh nhờ UKVFTA
05/12/2023 lúc 10:35 (GMT)

Việt Nam vươn lên vị thế nguồn cung cà phê hàng đầu tại Anh nhờ UKVFTA

 

Theo cam kết UKVFTA, Vương quốc Anh xóa bỏ 85,6% số dòng thuế cho hàng hóa của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực (từ ngày 01/01/2021), xóa bỏ đến 99,2% số dòng thuế từ ngày 01/01/2027 và 0,8% số dòng thuế còn lại sẽ được hưởng hạn ngạch thuế quan (với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%). Trong số đó, cà phê (cùng với một số nông sản khác như: mật ong nguyên chất, nước ép trái cây, hoa tươi, và rau củ quả tươi đã qua chế biến…) được xóa bỏ 100% thuế quan từ ngày 01/01/2021.

Với các cam kết này, cà phê Việt Nam có lợi thế cạnh tranh vượt trội tại thị trường Anh so với sản phẩm cùng loại xuất xứ từ những nước chưa có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Anh, đặc biệt khi dư địa của thị trường này vẫn còn rất lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động giao thương với thị trường Anh từ trước đó đã tận dụng được ngay ưu đãi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu.

cà phê

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu nhiều biến động, khu vực châu Âu nói chung và kinh tế Anh nói riêng nỗ lực phục hồi tăng trưởng và tiêu dùng, với động lực từ UKVFTA xuất khẩu cà phê Việt Nam vào Vương quốc Anh tiếp tục duy trì kết quả tích cực.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8/2023 sang Vương quốc Anh đạt 3.419 tấn, tăng 49,3% so với tháng trước và tăng 52,98% so với cùng tháng năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2023, lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này đạt 27,7 nghìn tấn, giảm 20,12% so với cùng kỳ năm trước.

Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8/2023 sang Vương quốc Anh đạt 2.971 USD/tấn, tăng 6,45% so với tháng trước và tăng 39,77% so với cùng tháng năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2023, giá trung bình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này đạt 2.465 USD/tấn, tăng 20,97% so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8/2023 sang Vương quốc Anh đạt 10,16 triệu USD, tăng 58,93% so với tháng trước và tăng 113,81% so với cùng tháng năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2023, giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này đạt 68,3 triệu USD, giảm 3,37% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cà phê sang thị trường Vương quốc Anh chiếm tỷ trọng 3,93% trong tháng 8/2023 và chiếm 2,31% trong tổng giá trị xuất khẩu cà phê 8 tháng năm 2023 của cả nước.

Xét trong tổng hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh, trong tháng 8/2023, cà phê là mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn thứ 13 của Việt Nam sang thị trường Vương quốc Anh, chiếm 1,7% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Tính chung 8 tháng năm 2023, cà phê có giá trị xuất khẩu lớn thứ 14, chiếm 1,67% trong tổng giá trị, tăng một bậc so với vị trí thứ 15 của cùng tháng năm trước.

lượng cà phê
tỷ trọng cà phê

Về tình hình nhập khẩu và các nguồn cung cà phê cho thị trường Anh, Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương dẫn số liệu từ các nguồn thống kê thương mại quốc tế cho biết, trong tháng 7/2023, Vương quốc Anh nhập khẩu cà phê từ hơn 60 thị trường. Có 5 thị trường có giá trị nhập khẩu đạt trên 10 triệu bảng Anh đứng đầu là Hà Lan, tiếp đến Brazil, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Việt Nam.

Tính chung 7 tháng năm 2023, có 2 thị trường cung cấp cà phê tới Vương quốc Anh có trị giá trên 100 triệu bảng Anh là Hà Lan và Brazil; có 4 thị trường có giá trị nhập khẩu đạt trên 50 triệu bảng Anh là Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Đức, Việt Nam; các thị trường có giá trị nhập khẩu đạt trên 20 triệu bảng Anh là Bỉ, Italy, Pháp, Colombia, Honduras, Ba Lan.

Cụ thể, nhập khẩu cà phê của Vương quốc Anh trong tháng 7/2023 đạt 19.810 tấn với trị giá 119,03 triệu bảng Anh, giảm 4,59% về lượng và giảm 9,37% về trị giá so với tháng trước. So với tháng 7/2022, giảm 20,66% về lượng và giảm 8,85% về trị giá. Tính chung 7 tháng năm 2023, lượng nhập khẩu đạt 148.233 tấn với trị giá 869,93 triệu bảng Anh, giảm 21,23% về lượng nhưng tăng 0,97% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Chủng loại cà phê nhập khẩu chính của Anh trong tháng 7/2023 là HS 090121 (cà phê rang (không bao gồm caffein)) chiếm 34,15% trị giá nhập khẩu đạt 40,65 triệu bảng Anh; tiếp đến là HS 090111 (cà phê (không bao gồm rang và khử caffein)) chiếm 33,55% trị giá đạt 39,93 triệu bảng Anh; HS 210111 (chất chiết xuất, tinh chất và chất cô đặc của cà phê) chiếm 22,41% trị giá đạt 26,68 triệu bảng Anh; HS 210112 (các chế phẩm có thành phần cơ bản là chất chiết xuất, tinh chất hoặc chất cô đặc từ cà phê hoặc có thành phần cơ bản là cà phê) chiếm 5,79% trị giá đạt 6,89 triệu bảng Anh; HS 090112 (cà phê đã khử caffein (không bao gồm rang)) chiếm 2,56% trị giá đạt 3,05 triệu bảng Anh.

Tính chung 7 tháng năm 2023, chủng loại cà phê nhập khẩu chính là HS 090111 chiếm 33,69% trị giá nhập khẩu đạt 293,07 triệu bảng Anh; tiếp đến là HS 090121 chiếm 33,3% trị giá đạt 289,69 triệu bảng Anh; HS 210111 chiếm 22,15% trị giá đạt 192,67 triệu bảng Anh; HS 210112 chiếm 7,04% trị giá đạt 61,23 triệu bảng Anh; HS 090112 chiếm 2,37% trị giá đạt 20,65 triệu bảng Anh.

cà phê Việt
cà phê Việt 2
cà phê Việt 3
cà phê Việt 4

Xét về khả năng cạnh tranh theo từng chủng loại nhập khẩu vào thị trường Vương quốc Anh, cà phê Việt Nam đang giữ vị thế và thị phần cao ở nhóm mã HS 090111 (cà phê (không bao gồm rang và khử caffein); mã HS 090112 (cà phê đã khử caffein (không bao gồm rang).

Cụ thể, cà phê mã HS 090111 (cà phê (không bao gồm rang và khử caffein)) nhập khẩu trong tháng 7/2023 vào Anh nhiều nhất từ thị trường Brazil với trị giá 9,92 triệu bảng Anh, giảm 13,85% về trị giá so với tháng trước và chiếm 24,85% trị giá trong tháng; tiếp đến là thị trường Việt Nam với 8,18 triệu bảng Anh, tăng 41,7% về trị giá so với tháng trước và chiếm 20,48%. Sau đó là các nguồn cung: Honduras, Colombia, Bỉ, Nicaragua, Ethiopia…

Tính chung 7 tháng năm 2023, mã HS 090111 được nhập khẩu vào Anh nhiều nhất từ thị trường Brazil với trị giá 90,26 triệu bảng Anh, tăng 1,03% về trị giá so với cùng kỳ năm trước và chiếm 30,8% trị giá; tiếp đến là thị trường Việt Nam với 46,97 triệu bảng Anh, giảm 33,63% về trị giá so với cùng kỳ năm trước và chiếm 16,03%; sau đó tới các thị trường: Colombia, Honduras…

Với mã HS 090112 (cà phê đã khử caffein (không bao gồm rang)), trong tháng 7/2023 Vương quốc Anh nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Việt Nam với trị giá 2,07 triệu bảng Anh, giảm 21,98% về trị giá so với tháng trước và chiếm 67,9% trị giá trong tháng; tiếp theo là từ các thị trường: Mexico, Colombia, Pháp, Đức…

Tính chung 7 tháng năm 2023, cà phê mã HS 090112 được nhập khẩu nhiều nhất vào Anh là từ thị trường Việt Nam với trị giá 7,81 triệu bảng Anh, tăng 130,88% về trị giá so với cùng kỳ năm trước và chiếm 37,84% khối lượng; tiếp theo từ các thị trường: Đức, Mexico, Canada, Colombia…

cà phê Anh
cà phê Anh 2
cà phê Anh 3

Theo Thương vụ Việt Nam tại Anh, thị trường cà phê Anh có sự khác biệt so với các nước châu Âu khác vì Anh vốn được coi là đất nước của những người uống trà. Trong nhiều năm qua, người Anh có xu thế tiêu thụ ngày càng nhiều cà phê trong khi giảm uống trà, nhất là trong giới trẻ. Anh đang là thị trường tiêu thụ cà phê lớn thứ 5 châu Âu (sau Đức, Ý, Pháp và Tây Ban Nha).

Khi mức độ phổ biến của cà phê tiếp tục tăng, ngành công nghiệp cà phê ở Anh có một số xu hướng chính.

Tính bền vững sẽ là trọng tâm chính: Người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về tác động môi trường đối với quyết định mua hàng của họ.

Đồ uống đặc biệt sẽ tiếp tục thống trị: Từ đồ uống pha lạnh đến đồ uống rót, nhu cầu về đồ uống cà phê độc đáo và chất lượng cao tăng nhằm làm hài lòng những khách hàng sành điệu.

Các đồ uống nguồn gốc thực vật sẽ trở nên phổ biến hơn: Khi ngày càng có nhiều người áp dụng chế độ ăn chay, các nhà cung cấp cà phê sẽ cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng thuần chay và ăn chay. Điều này có thể bao gồm các loại sữa pha cà phê làm từ thực vật, chẳng hạn như sữa hạnh nhân hoặc sữa yến mạch,...

Đặt hàng và giao hàng trực tuyến sẽ càng trở nên phổ biển hơn.

Chú trọng sức khỏe và thể chất: Cà phê cần có nhiều lựa chọn hơn để đáp ứng các nhu cầu ăn kiêng, chẳng hạn như các loại cà phê không chứa gluten và ít đường.

          

Tổng lượng cà phê tiêu thụ trên thị trường Anh năm 2022 đạt 67,5 ngàn tấn. Dự kiến năm 2023 đạt 70,5 ngàn tấn với doanh thu 2 tỷ USD. Doanh số hàng năm có thể tăng trưởng 6,59% trong 5 năm tới.

Nguồn: Statista UK.

          

 

Cà phê hòa tan được nhiều người ưa chuộng ở Anh. Năm 2023, tiêu thụ cà phê hòa tan ở Anh dự kiến đạt doanh số 37,3 ngàn tấn chiếm 53% tổng trị giá cà phê tiêu thụ. Dự báo doanh số tăng trưởng trung bình 7,15% giai đoạn 2022 - 2025.

Nhóm dân số trẻ, thế hệ Millennials (sinh ra trong vài thập kỷ cuối của thế kỷ 20) là nhóm tiêu thụ cà phê nhiều nhất. Nescafe là công ty dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan với 13,7 triệu người sử dụng. Khoảng 5 triệu người trong số đó lựa chọn loại “nguyên bản” (original).

Về khẩu vị, người Anh không uống cà phê đậm đặc như cà phê đen của Việt Nam. Cà phê thành phẩm có mùi và vị mạnh quá sẽ khó bán ở thị trường Anh. Người Anh cũng không thích uống cà phê hòa tan quá ngọt như một số loại cà phê hòa tan 3 trong 1 phổ biến hiện nay của Việt Nam.

Cà phê giảm caffein (Decaf) đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ, nhưng trong những năm gần đây, ngày càng nhiều khách hàng Anh yêu cầu thưởng thức. Theo báo cáo của Mintel, cứ 5 người uống cà phê thì có 1 người thường xuyên lựa chọn loại không chứa caffein.

Về bao bì, người Anh có thói quen đọc thông tin trên bao bì rất kỹ để xác định xem sản phẩm có thành phần gây dị ứng hay không, nên được pha chế như thế nào, có đạt các tiêu chí ESG (môi trường, xã hội và quản trị) hay không. Thông tin cần được trình bày một cách khoa học và nghệ thuật. Các thương hiệu cà phê Việt Nam cần thể hiện được tiêu chí “chân-thiện-mỹ" trên bao bì sản phẩm để thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng cũng như các nhà phân phối. Các nhà phân phối sẽ hoan nghênh sản phẩm vừa phù hợp thị hiếu tiêu dùng vừa có bao bì đẹp và sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường.

 

Đạo luật Môi trường 2021 của Anh bao gồm các điều khoản về nhập khẩu và sử dụng một số hàng hóa có nguy cơ phá rừng (“FRC”) hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ FRC. Qui định này cấm bán cà phê có nguôn gốc từ đất rừng bị phá, ngành cà phê Việt Nam cần có dữ liệu chứng minh cà phê xuất khẩu không vi phạm qui định thương mại nêu trên. Yêu cầu số hóa trong chuỗi giá trị cà phê bao gồm: nơi sản xuất, hệ thống giám sát, các biện pháp chống phá rừng.

Thương vụ Việt Nam tại Anh

cà phê xuất khẩu

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí