Các nhà sử học đánh giá công trình nghiên cứu Lịch sử Công Thương Việt Nam

Hôm nay, 12 tháng 5 năm 2023, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ công bố Bộ sách Lịch sử Công Thương Việt Nam, gồm: Lịch sử Công Thương Việt nam 1945-2010; và Biên niên Lịch sử Công Thương 2011 - 2020. Các nhà sử học đã có những nhận xét ban đầu về công trình này. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

PGS. TS Trần Đức Cường

Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam:

Độ tin cậy cao là một trong những ưu điểm nổi bật của Bộ sách Lịch sử Công Thương Việt Nam

Tôi rất chú ý đến nguồn tư liệu để các tác giả nghiên cứu và dẫn giải trong công trình này. Đó là các tư liệu gốc gồm các Nghị quyết, Quyết định, Thông tư, Nghị định, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển Công Thương Việt Nam qua các thời kỳ; Là các Báo cáo, thống kê của các tổ chức thuộc lĩnh vực hoạt động công thương Việt Nam.

PGS.TS Trần Đức Cường Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam

PGS.TS Trần Đức Cường

Các tác giả cũng đã tranh thủ phỏng vấn sâu một số vị lãnh đạo và cán bộ từ năm 1945 đến những năm gần đây... Có thể đánh giá: Nguồn tài liệu phong phú, đa dạng, có độ tin cậy cao là một trong những ưu điểm nổi bật của Bộ sách Lịch sử Công thương Việt Nam.

GS.TS Nguyễn Văn Khánh

Chủ tịch Hội đồng khoa học –Đào tạo trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân  văn, nguyên  Hiệu trưởng trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Ưu điểm và cũng là thành công nổi bật đầu tiên của công trình là đã trình bày, thể hiện một cách tương đối hệ thống, toàn diện quá trình lịch sử hình thành, biến đổi và phát triển của các ngành Công nghiệp và Thương mại Việt Nam trong suốt 7 thập kỷ qua.

Trên cơ sở sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp lịch sử và logic kết hợp một số phương pháp  nghiên cứu kinh tế học,  xã hội học… Bộ sách Lịch sử Công Thương Việt Nam đã phản ánh được các giai đoạn  phát triển của ngành Công Thương Việt Nam.

GS.TS Nguyễn Văn Khánh
GS.TS Nguyễn Văn Khánh

Cách biên soạn khá linh hoạt và uyển chuyển, cùng với việc phân tích số liệu, trong từng giai đoạn lịch sử, công trình đan cài nhiều hình ảnh, bảng biểu, nhất là các ô “Sự kiện và nhân chứng lịch sử” khiến cho nội dung diễn giải trở nên sinh động và hấp dẫn hơn đối với người đọc.

Bố cục công trình Lịch sử Công Thương Việt Nam nhìn chung hợp lý. Nguồn tư liệu và số liệu sử dụng trong công trình khá phong phú, trong đó có nhiều tài liệu thống kê, văn kiện tư liệu gốc, đảm bảo độ tin cậy về mặt sử liệu.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà

Phó Tổng Biên tập tạp chí Cộng sản

Trước hết công trình nghiên cứu lịch sử ngành Công Thương Việt Nam là công trình đầu tiên nghiên cứu rõ rệt bao gồm lịch sử ngành và lịch sử tổ chức của ngành.  Sự đồ sộ của tập sách, trước hết chứa đựng giá trị to lớn về sử liệu với một tập hợp – hệ thống tư liệu tương đối đầy đủ, toàn diện, tin cậy, cập nhật.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà

Công trình này cần và xứng đáng được coi là công trình quan trọng của lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử Kinh tế Việt Nam, lịch sử Chính phủ; là khung khổ cho nghiên cứu, biên soạn các công trình lịch sử của các cơ quan, đơn vị trong Ngành.