Viện IMI: Kinh nghiệm sau 4 năm hoạt động theo mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ thí điểm Công ty mẹ - Công ty con

Ngày 8/2/2002, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã ký Quyết định 39/QĐ-TTg cho phép Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp (IMI) được chuyển đổi thành doanh nghiệp KH&CN, thí điểm t

 

1. Những thành tích cơ bản của Viện IMI

1.1. IMI là Viện nghiên cứu - phát triển đầu tiên thành công trong việc chuyển đổi nội dung nghiên cứu từ cơ khí thuần tuý sang cơ điện tử (Mechatronics). Hoạt động KH&CN trong lĩnh vực cơ điện tử được triển khai theo 5 định hướng: Sản phẩm cơ điện tử trong lĩnh vực máy công cụ; sản phẩm quang - cơ điện tử phục vụ ngành chế biến nông sản; sản phẩm cơ điện tử phục vụ ngành xây dựng; sản phẩm cơ điện tử trong lĩnh vực đo lường công nghiệp; sản phẩm cơ điện tử phục vụ ngành xử lý và bảo vệ môi trường. Cụm sản phẩm cơ điện tử với 51 sản phẩm tiêu biểu được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất tại khắp mọi miền đất nước, góp phần nâng cao năng lực của nhiều ngành công nghiệp, tiết kiệm mỗi năm trên 10 triệu USD chi cho việc nhập khẩu thiết bị, tạo cơ sở vật chất cho Viện IMI phát triển đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN năm 2005. 

  1.2. Viện IMI đã hoàn thiện mô hình chuyển giao sản phẩm KH&CN từ nghiên cứu vào sản xuất và trực tiếp tổ chức sản xuất tại các công ty thành viên thông qua chuyển giao công nghệ. Cùng với quá trình nghiên cứu tạo ra các sản phẩm Mechatronics, Viện chú trọng đầu tư, chuyển giao các sản phẩm này vào sản xuất công nghiệp, hình thành các công ty sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trực thuộc Viện (công ty con, công ty liên kết). Đến nay, Viện đã có 12 đơn vị thành viên: 3 đơn vị nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; 3 Công ty con do Viện IMI nắm giữ vốn điều lệ; 2 Công ty con là công ty đa sở hữu do Viện IMI nắm giữ cổ phần chi phối (51%); 4 Công ty liên kết do Viện IMI góp vốn và chi phối bằng bản quyền công nghệ. Các công ty thành viên trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con đã góp phần  quan trọng trong việc tạo ra sự phát triển nhanh, ổn định và bền vững của Viện.

1.3. Viện IMI đã hình thành, triển khai mô hình mới: Gắn nghiên cứu khoa học và sản xuất sản phẩm công nghệ cao với công tác đào tạo. Viện IMI đã xây dựng đề án và được Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung chức năng đào tạo tiến sỹ kỹ thuật, nhằm gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo. Đây là định hướng chiến lược nhằm phát triển nguồn lực của Viện trong thời kỳ đổi mới, tạo ra đội ngũ cán bộ KH&CN có đủ trình độ, năng lực tiếp thu và chuyển giao công nghệ vào thực tế sản xuất. Đến năm 2005, Viện đã tổ chức đào tạo các khóa nghiên cứu sinh (NCS) 1 và 2 với 5 TS, đang tiếp tục đào tạo 6 NCS, trong đó có 1 NCS gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Năng lực đào tạo của Viện đã được nâng cao về chất (với 2 cán bộ đã được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước phong học hàm PGS). Trong năm 2005, Viện cũng đã đạt được thoả thuận cơ bản để thành lập Khoa Cơ điện tử, đào tạo kỹ sư tại IMI trên cơ sở liên kết với Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo chương trình, việc đào tạo kỹ sư cơ điện tử tại Viện IMI sẽ bắt đầu triển khai từ tháng 9/2006.

1.4. Phát triển được đội ngũ cán bộ KH&CN, nhất là cán bộ trẻ với trên 600 KS, 21 ThS, 11 TS, 1 TSKH, trong đó có 1 GS và 3 PGS, có đủ trình độ nghiên cứu khoa học, tiếp thu và chuyển giao công nghệ vào thực tế sản xuất.

2. Những bài học kinh nghiệm

Viện IMI đạt được thành công trong những năm qua là nhờ được xây dựng và phát triển trên 3 định hướng lớn:

2.1. Xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phải gắn với nhu cầu của thị trường: Với quan điểm KH&CN có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn và sự thành công của sản phẩm KH&CN phụ thuộc vào việc xác định nội dung và phương pháp thực hiện nhiệm vụ KH&CN đặt ra phải xuất phát từ thực tiễn, phải đề xuất được những sản phẩm mới, có hàm lượng công nghệ cao, có nhu cầu lớn, lâu dài, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc lựa chọn đúng những sản phẩm mang tính đột phá của Viện là nhân tố quan trọng nhất để xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được thực hiện theo mô hình nghiên cứu từ thị trường đến thị trường.

2.2. Gắn kết nghiên cứu - sản xuất - đào tạo. Đây là định hướng chiến lược nhằm phát triển nguồn lực của Viện trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ khí truyền thống sang cơ điện tử, tạo được một đội ngũ cán bộ KH&CN có đủ trình độ và năng lực tiếp thu, chuyển giao công nghệ vào thực tế sản xuất.

Thông qua việc trực tiếp tổ chức sản xuất, các kết quả nghiên cứu nhanh chóng được chuyển thành hàng hóa phục vụ nhu cầu thị trường.

 2.3. Mở rộng hợp tác quốc tế để ứng dụng công nghệ hiện đại và phù hợp với điều kiện của Việt Nam tạo ra các sản phẩm Mechatronics có trình độ hiện đại tương đương với các sản phẩm của thế giới, nhưng giá thành rẻ hơn nhiều, có khả năng thay thế hàng nhập ngoại và tiến tới xuất khẩu. Kết hợp có hiệu quả việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ quốc tế với tri thức sẵn có của cán bộ khoa học, Viện đã tạo ra các sản phẩm công nghệ cao mang thương hiệu Việt Nam, có khả năng cạnh tranh, thay thế hàng nhập ngoại và từng bước xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao, mang thương hiệu IMI ra thị trường thế giới.

3. Những vướng mắc cần được giải quyết

Trong quá trình chuyển đổi từ Viện nghiên cứu - phát triển thành doanh nghiệp KH&CN, Viện đã gặp một số vướng mắc:

2.1. Về vốn cho các hoạt động nghiên cứu KH&CN, sản xuất sản phẩm công nghệ mới: Là Viện nghiên cứu triển khai đầu tiên được chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp KH&CN, nên Viện có số vốn rất ít và hoàn toàn không có vốn lưu động cho công tác nghiên cứu KH&CN, đào tạo và đầu tư phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Viện và các công ty con phải vay vốn lưu động tới hàng trăm tỷ đồng và phải trả lãi vay lên tới 10 tỷ đồng mỗi năm, dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động KH&CN và sản xuất kinh doanh.

3.3. Về tài sản: Cũng như hầu hết các viện nghiên cứu - phát triển, các tài sản của Viện được đầu tư trước đây là tài sản dùng cho hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo, tuy có giá trị cao, nhưng không phát huy được hiệu quả khi sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đưa toàn bộ tài sản này vào khấu hao cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ là một gánh nặng và làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp KH&CN.

c/ Về lực lượng lao động và chế độ tiền lương: Khi chuyển đổi sang mô hình mới, cần sắp xếp lại lực lượng lao động và sẽ nảy sinh tình trạng lao động dôi dư.
  • Tags: