Phát triển văn hóa kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch Khanh (Công ty Khanhtravel)

THS. BÙI THANH THỦY - THS. NGUYỄN PHƯỚC HIỀN (NCS. Trường Đại học Thương mại)

TÓM TẮT:

Văn hóa kinh doanh (KD) được coi là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (DN), có ảnh hưởng trực diện đến chiến lược KD. Với chiến lược xây dựng một Khanhtravel phát triển bền vững, việc củng cố và phát huy văn hóa KD vững mạnh là một trong những mục tiêu hàng đầu của Ban lãnh đạo Công ty trong năm 2021 - 2025. Giống như các DN lữ hành trên cả nước, Khanhtravel vừa trải qua một cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19, nhân sự có sự thay đổi và tái cấu trúc bộ máy cũng ảnh hưởng ít nhiều đến văn hóa của DN. Vì vậy, Khanhtravel cần tìm hiểu về thực trạng thực hiện văn hóa KD, tìm ra thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân DN đang gặp phải. Bài viết này phân tích, đánh giá kết quả khảo sát nhân viên về văn hóa KD lữ hành tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch Khanh (Công ty Khanhtravel), từ đó đưa ra các nhóm giải pháp giúp DN phát triển văn hóa KD, giảm tối thiểu việc bị ảnh hưởng khi tái cấu trúc, tiến tới sự phát triển bền vững.

Từ khóa: văn hóa kinh doanh, Khanhtravel, văn hóa kinh doanh lữ hành.

1. Đặt vấn đề

Từ năm 1986, đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, ngành Du lịch Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ. Cùng với sự mở cửa của du lịch, Việt Nam được xem như một điểm đến hấp dẫn và thân thiện trong mắt khách du lịch quốc tế. Góp phần cho sự thành công của ngành Du lịch, không thể không nhắc tới KD lữ hành. Đây là loại hình KD không thể thiếu trong hoạt động KD du lịch. Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế diễn ra trên khắp thế giới, các DN KD lữ hành trong nước nhất thiết phải chuẩn bị cho mình hành trang để hội nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong KD, giúp các DN lữ hành tự tin hòa nhập với thương trường quốc tế chính là văn hóa KD. Văn hóa KD được coi là lợi thế cạnh tranh của DN, có ảnh hưởng trực diện đến chiến lược KD.

Đồng thời, Nghị quyết 09-NQ/TW, ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, mục tiêu của nghị quyết được xác định rõ: “Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần dân tộc, giác ngộ chính trị, văn hóa KD, có trách nhiệm xã hội cao, có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý các DN hoạt động có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao” [3]. Trong thời kỳ mới, xây dựng văn hóa KD Việt Nam theo xu hướng toàn cầu, hội nhập, đậm bản sắc dân tộc Việt được xem là vấn đề trước mắt.

Trong bối cảnh du lịch mở cửa, các DN lữ hành đang cạnh tranh mạnh mẽ về doanh thu, lợi nhuận sau thời kỳ bình thường mới. Công ty Khanhtravel cũng đang trên đà ổn định KD, một số chiến lược KD đã được lãnh đạo DN đưa ra nhằm nắm bắt thị trường. Với phương châm phục vụ “Khách hàng là thượng đế” cùng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, nhiệt tình và trách nhiệm trong công việc khiến cho Khanhtravel trở thành DN coi trọng chữ “Tín” trong mắt khách hàng. Theo báo cáo KD của Công ty Khanhtravel, doanh thu từ 143 tỷ đồng năm 2017 lên 201.7 tỷ đồng vào cuối năm 2019 và 7 tháng đầu năm 2022 doanh thu đạt 57% so với kế hoạch đề ra trong năm 2022 (năm 2021, 2022, do dịch Covid-19 nên doanh thu không đáng kể). Những con số ấn tượng này chính là động lực khiến toàn thể Ban lãnh đạo và nhân viên quyết tâm giữ vững thành tích.

Trong bài viết này, tác giả tìm hiểu văn hóa KD của Khanhtravel. Tác giả mong muốn Khanhtravel hoàn thiện nền văn hóa của mình và đạt được DN chuẩn văn hóa KD Việt Nam theo Quyết định số 06/QĐ-HH ngày 28 tháng 4 năm 2021 của Hiệp hội Phát triển văn hóa DN Việt Nam.

2. Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về văn hóa kinh doanh trên thế giới

Các nghiên cứu về văn hóa KD ở nước ngoài dù được tiếp cận bằng nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhưng đều quy tụ ở các yếu tố: đạo đức KD, chấp hành pháp luật, trách nhiệm của DN đối với xã hội và hội nhập quốc tế.

2.2. Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan tới văn hóa kinh doanh tại Việt Nam

Vào những năm 2000, văn hóa KD đã được nghiên cứu và đưa vào giảng dạy tại một số trường đại học, như: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại thương,... với các tài liệu giáo khoa của Đỗ Minh Cương, Dương Thị Liễu, Phùng Xuân Nhạ, Nguyễn Hoàng Ánh,... Các tác giả nghiên cứu khá sâu về cơ sở lý luận của văn hóa KD, các yếu tố cấu thành văn hóa KD và xây dựng văn hóa KD.

Ngoài ra còn có những bài viết về vấn đề văn hóa KD được đăng trên tạp chí khoa học, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ như: Công trình nghiên cứu nghiên cứu Văn hóa KD của tác giả Phạm Đức Dương, bài viết đề cập tới văn hóa, văn hóa KD, văn hóa DN; tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương (2009) với luận văn thạc sĩ Văn hóa KD trong khách sạn 5 sao ở Hà Nội - Thực trạng và Bài học kinh nghiệm; Tác giả Nguyễn Thị Ánh (2017) có luận án tiến sĩ với đề tài Văn hóa KD của doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Những công trình nghiên cứu trên đều có giá trị nhất định về thực tiễn lẫn lý luận đối với khía cạnh về văn hóa KD. Khi bàn về văn hóa KD, các tác giả đi trước đều nhấn mạnh các yếu tố: Lãnh đạo DN, văn hóa DN, đạo đức KD, triết lý KD, trách nhiệm xã hội của DN. Tuy nhiên các yếu tố cấu thành văn hóa KD của các tác giả đi trước là những nghiên cứu phù hợp tại thời điểm trước và chưa có nghiên cứu nào đi trực diện về vấn đề văn hóa KD của các DN lữ hành. Mặc dù vậy, đây cũng là những tư liệu quý giá để tác giả luận văn tham khảo trong quá trình nghiên cứu văn hóa KD của các công ty KD du lịch - lữ hành, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ muốn vươn lên trở thành DN xứng tầm.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng khi thu thập những thông tin làm cơ sở khoa học để phân tích, đánh giá văn hóa KD của Việt Nam, sự quan tâm của nhà nước đối với việc xây dựng văn hóa KD của DN, đồng thời thu thập dữ liệu liên quan tới việc phát triển văn hóa, văn hóa trong KD lữ hành của Công ty Khanhtravel. Nguồn tài liệu còn là các nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới về văn hóa KD của các quốc gia, văn hóa KD của các DN trong nước, các số liệu khảo sát của các tổ chức, các cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Thông tin được thu thập từ thư viện của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, báo cáo KD của Công ty Khanhtravel từ năm 2018 đến năm 2022, báo cáo nhân sự năm 2022, tổng hợp các sự kiện, chương trình từ khi thành lập DN, chiến lược KD, tài liệu giới thiệu về Công ty,… Phương pháp thu thập tư liệu được thực hiện từ giai đoạn viết đề cương luận văn, đồng thời thực hiện song song với các hoạt động sưu tầm, tìm nguồn tài liệu về cơ sở lý thuyết, phỏng vấn, khảo sát trong quá trình thực hiện đề tài.

3.2. Phương pháp chuyên gia

Tác giả luận văn lựa chọn phỏng vấn 5 chuyên gia về KD lữ hành, các lãnh đạo của DN lữ hành nhằm lựa chọn các nhân tố cấu thành văn hóa KD của doanh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Đối với Công ty Khanhtravel, tác giả phỏng vấn sâu 2 người trong ban lãnh đạo về các định hướng của DN trong 5 năm tới, đánh giá thế mạnh, tiềm năng cùng với khó khăn, vướng mắc mà đơn vị đang gặp phải trong việc hình thành văn hóa KD của DN.

3.3. Phương pháp nghiên cứu điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi

Để có căn cứ đánh giá thực trạng văn hóa KD tại Công ty Khanhtravel, tác giả quan sát, gặp gỡ lãnh đạo và nhân viên của Công ty Khanhtravel. Đồng thời thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi:

a. Mục đích:

Đánh giá về tình hình thực hiện văn hóa KD tại Công ty Khanhtravel. Đánh giá theo những tiêu chí được đề xuất ở chương 1. Từ đó tìm ra khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, hướng tháo gỡ khó khăn để đưa DN phát triển văn hóa KD.

b. Công cụ điều tra:

Công cụ thực hiện cuộc điều tra là bảng hỏi được chuẩn bị kỹ theo một cấu trúc xác định và được tác giả hỏi, trao đổi với đối tượng phỏng vấn để thu thập thông tin chính xác hơn.

Mẫu phiếu thu thập thông tin (Bảng hỏi) được thiết kế với nội dung khác nhau cho các nhóm khách thể khác nhau (Nhân viên, khách hàng).

c. Thiết kế điều tra:

- Địa điểm khảo sát: tại văn phòng Công ty Khanhtravel

- Chọn đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi: khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Khanhtravel (dự kiến 230 người), các nhân viên của Khanhtravel (dự kiến 36 người).

3.4. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp đánh giá chỉ số hài lòng (CSAT) và tổng hợp được sử dụng sau quá trình thu thập và phân tích thông tin. Đây là những phương pháp không thể thiếu sau quá trình thu thập và phân tích thông tin để đưa ra kết quả cuối cùng. Phương pháp này tác giả sử dụng trong chương 2 nhằm phân tích thực trạng văn hóa KD tại Công ty Khanhtravel.

4. Kết quả về thực trạng văn hóa kinh doanh tại Công ty khanhtravel

4.1. Kết quả khảo sát nhân viên về văn hóa kinh doanh lữ hành tại Công ty Khanhtravel

Để có đánh giá chung về việc thực hiện văn hóa KD của Khanhtravel, tác giả đã thực hiện hiện khảo sát toàn bộ nhân viên qua 5 tiêu chí là các yếu tố cấu thành văn hóa KD. Tác giả sử dụng Microsoft Excel để thống kê và tính trung bình số bình chọn từng tiêu chí. Sau đó tác giả sử dụng phương pháp đánh giá mức độ hài lòng dựa trên chỉ số CSAT (Customer Satisfaction Score). Từ đó so sánh trong 5 nhân tố cấu thành văn hóa KD, nhân tố nào được cho là quan trọng nhất để tập trung cải thiện. Tổng số phiếu phát ra 37 phiếu, số thiếu thu về 22 phiếu. (Bảng 1)

Bảng 1. Kết quả khảo sát cảm nhận của nhân viên về văn hóa kinh doanh của Khanhtravel

Câu hỏi

Điểm đánh giá

CSAT

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

[(4)+(5)]/22

1. Triết lý KD

0.5

0

2.5

13.5

5.5

86%

2. Đạo đức KD

0.8

0.2

4.7

12.2

4.2

74%

3. Văn hóa doanh nhân

1

0

4.7

11.6

4.7

74%

4. Văn hóa trong hoạt động vận hành DN

0.8

1.1

5.5

10.3

4.3

66%

5. Công nghệ trong KD

1.4

1.8

5.2

8.2

5.4

62%

CSAT từ 0-40%: Mức độ hài lòng thấp

CSAT từ 40-60%: Mức độ hài lòng chấp nhận được

CSAT từ 60-80%: Mức độ hài lòng tương đối tốt

CSAT từ 80-100%: Mức độ hài lòng tuyệt vời.

Kết quả khảo sát cho thấy nhân tố triết ký KD đạt mức độ hài lòng cao nhất với 86% (tuyệt vời), tiếp theo là nhân tố đạo đức KD, văn hóa doanh nhân với 74% (tương đối tốt), văn hóa trong các hoạt động vận hành DN với 66% (hài lòng tương đối tốt), công nghệ trong KD 62% (hài lòng tương đối tốt).

Theo kết quả khảo sát, triết lý KD và các giá trị cốt lõi mà lãnh đạo DN hướng tới phát huy hiệu quả, giúp nhân viên hoàn thành sứ mệnh và nâng cao hiệu quả hoạt động KD.

Ngược lại, với nhân tố công nghệ trong KD đang ở mức thấp nhất. Nguyên nhân do Khanhtravel chỉ đang ứng dụng công nghệ vào một vài công đoạn và chưa phát huy hết khả năng của mạng xã hội, các ứng dụng trên nền tảng số.

4.2. Kết quả khảo sát cảm nhận của khách hàng sau khi trải nghiệm tour tại Công ty Khanhtravel

Để có cái nhìn khái quát hơn về Khanhtravel, tác giả luận văn khảo sát cảm nhận của khách hàng sau khi trải nghiệm dịch vụ với Công ty. Tác giả đã chọn khảo sát 6 nội dung cơ bản, gồm: về Khanhtravel, nhân viên của Khanhtravel, hướng dẫn viên, phương tiện vận chuyển, dịch vụ ăn uống và lưu trú, sản phẩm du lịch. Mục đích của khảo sát nhằm tìm hiểu xem những triết lý KD của công ty xây dựng hướng tới sự hài lòng của khách hàng hay chưa, văn hóa ứng xử của nhân viên với khách hàng, uy tín của DN thông qua chất lượng dịch vụ đã cam kết. Tác giả sử dụng phương pháp đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng dựa trên chỉ số CSAT (Customer Satisfaction Score). Số phiếu phát ra là 230 phiếu, số phiếu thu về là 204 phiếu, tỷ lệ 88,7%. (Bảng 2)

Bảng 2. Kết quả khảo sát cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ của Khanhtravel

STT

Câu hỏi

Kết quả đánh giá

CSAT

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

((4)+(5))/204

1.

Về KhanhTravel

 

 

1.1.

Trụ sở văn phòng Khanh Travel dễ tìm, thuận lợi di chuyển

 

2

30

78

94

84%

1.2.

Văn phòng Khanh Travel bắt mắt, tạo cảm giác chuyên nghiệp, đáng tin cậy

 

2

34

81

87

82%

1.3.

Các sách, ảnh trang trí, poster, thông tin lịch trình của công ty chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu

 

2

26

72

104

86%

1.4.

Phòng chờ dành cho khách du lịch được bố trí tiện nghi, thoải mái

 

 

32

81

91

86%

1.5.

Thời gian giao dịch cho khách hàng thuận tiện

 

 

24

75

105

88%

1.6.

Khanh Travel thể hiện sự quan tâm đến bạn

 

 

22

76

106

89%

2.

Nhân viên của Khanh Travel

 

 

2.1.

Trang phục lịch sự, gọn gàng, thể hiện được thương hiệu Khanh Travel

 

 

24

97

83

88%

2.2.

Khi bạn gặp vấn đề về đặt tour (trực tiếp hoặc qua mạng) thì Khanhtravel chân thành giúp bạn giải quyết

 

 

30

92

82

85%

2.3.

Thái độ của nhân viên luôn nhã nhặn, lịch sự

 

 

22

75

107

89%

2.4.

Kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng phục vụ khách hàng chu đáo

 

 

24

72

108

88%

2.5.

Nhân viên thấu hiểu những nhu cầu đặc biệt của bạn

 

 

26

80

98

87%

3.

Hướng dẫn viên

 

 

3.1.

Trang phục lịch sự, gọn gàng, thể hiện được thương hiệu Khanhtravel

 

2

24

69

109

87%

3.2.

Thái độ chuyên nghiệp

 

 

22

94

88

86%

3.3.

Nghiệp vụ hướng dẫn tốt

 

 

28

57

119

89%

3.4.

Nắm rõ lịch sử và thông tin từng địa điểm đưa khách tới

 

 

24

70

110

88%

4.

Phương tiện vận chuyển

 

 

4.1.

Chất lượng xe/máy bay/tàu an toàn

 

 

16

67

121

92%

4.2.

Tài xế lái xe ổn định, an toàn

 

 

24

80

100

88%

5.

Dịch vụ ăn uống và lưu trú

 

 

5.1.

Chất lượng bữa ăn đảm bảo

 

 

22

85

97

89%

5.2.

Chất lượng khách sạn/ resort đạt chuẩn, cơ sở vật chất tốt

 

 

20

104

80

90%

6.

Sản phẩm du lịch

 

 

 

 

 

 

6.1.

Bảo hiểm du lịch tạo sự yên tâm cho khách

 

 

24

86

94

88%

6.2.

Nội dung chương trình tour phong phú, hấp dẫn

 

 

28

90

86

86%

6.3.

Điểm đến trong chương trình tour đảm bảo an toàn

 

 

22

66

116

89%

6.4.

Chương trình teambuilding sôi động

 

 

28

79

97

86%

6.5.

Đêm Gala Dinner ý nghĩa

 

 

12

43

45

88%

6.6.

Một cách tổng quan, mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ của Khanhtravel

 

2

22

64

116

88%

Qua kết quả khảo sát, chỉ số CSAT của các tiêu chí: Về Khanhtravel, nhân viên, hướng dẫn viên, phương tiện vận chuyển, dịch vụ lưu trú - ăn uống, sản phẩm du lịch đều đạt từ 82% đến 92%, nằm ở mức độ hài lòng rất tốt.

Về mục đích chuyến đi: 76% người được khảo sát là đi du lịch, còn lại 24% là công việc.

Khi được hỏi “Bạn biết đến Khanhtravel qua kênh nào” thì 79% người được khảo sát trả lời qua bạn bè giới thiệu, còn lại là qua các kênh quảng cáo trên google, youtube, tiktok chiếm tỷ lệ rất ít.

Khi được hỏi “Bạn chọn đặt tour qua Khanhtravel vì lý do gì”, 53% người khảo sát trả lời do bạn bè giới thiệu, 28% do được công ty cho đi du lịch, 19% là khách hàng cũ.

Khi được hỏi về giá cả dịch vụ: 92% khách hàng cho rằng giá tương xứng với chất lượng dịch vụ.

Có thể khẳng định, trải qua 9 năm hoạt động, Khanhtravel đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, làm hài lòng khách từ khâu tiếp xúc ban đầu, đến khi kết thúc chuyến đi. Không thể phủ nhận, DN có văn hóa KD tốt thường đem lại sự hài lòng cho khách hàng, dẫn đến kết quả KD đạt mong đợi. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ cho việc phát triển thương hiệu chưa cao.

5. Đánh giá chung về thực trạng văn hóa kinh doanh tại Công ty Khanhtravel

5.1. Ưu điểm

Lãnh đạo DN sẵn sàng lắng nghe và học hỏi các DN khác, nhằm phát huy văn hóa cho Khanhtravel.

Nhân sự hiện tại đều là những người có trình độ, có thể đáp ứng nhu cầu KD của DN. Nhân sự có khả năng thích nghi với sự thay đổi khi DN muốn đẩy mạnh văn hóa KD.

Chất lượng sản phẩm dịch vụ: Khanhtravel cung cấp các dịch vụ với giá cả hợp lý so với các DN khác; Công ty cung cấp dịch vụ tốt với nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình; Công ty cung cấp các tiện ích và dịch vụ đầy đủ cho khách hàng, bao gồm cả ăn uống, chỗ ngủ và di chuyển.

5.2. Khó khăn và nguyên nhân

Thiếu sản phẩm mới: Cần cải thiện sản phẩm và dịch vụ mới để giữ vững thị trường và thu hút khách hàng mới. Đặc biệt là khách du lịch trẻ tuổi thích những trải nghiệm khám phá.

Ngoại ngữ: Một số nhân viên cần cải thiện ngoại ngữ để giao tiếp tốt hơn với khách hàng quốc tế.

Thiếu hụt nhân lực, đặc biệt là nhân lực cho phòng lữ hành. Nguyên nhân là 2 năm qua ngành Du lịch đóng băng nên phần lớn người lao động đã nghỉ việc và tìm kiếm cơ hội khác. Khi du lịch mở cửa trở lại, không riêng Khanhtravel, các DN khác cũng đang thiếu hụt lao động chất lượng cao.

Chưa gây dựng được thương hiệu trên truyền thông. Hiện tại, khách hàng biết đến Khanhtravel qua việc giới thiệu truyền miệng mà chưa phổ biến trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.

Khách du lịch Việt Nam còn chưa quen với “du lịch có trách nhiệm”. Đối với nhiều khách, mua tour du lịch là được hưởng thụ, được chăm sóc, dễ dàng xả rác mà lại ngại gom rác sau khi dời đi.

Ý thức của người dân ở một vài điểm đến chưa cao, như: quá tải ở rất nhiều điểm đến trong mùa du lịch, tình trạng “chặt chém” du khách, những thay đổi bản sắc văn hóa vốn dĩ rất đặc trưng ở một vài địa phương… đã gây mất thiện cảm cho khách quốc tế, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của địa phương và cả hình ảnh của toàn ngành Du lịch Việt Nam.

5.3. Các vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện văn hóa kinh doanh tại Công ty Khanhtravel

Các DN lữ hành vừa và nhỏ đã ý thức được tầm quan trọng trong việc xây dựng và phát triển văn hóa KD thông qua định hướng, chiến lược KD và những giá trị mà DN đang có, đồng thời thay đổi sao cho phù hợp với xu thế thị trường.

Trải qua gần 2 năm đại dịch, đóng cửa với khách quốc tế, nhiều DN lữ hành phải xin rút giấy phép. Tính riêng Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020, có 11% DN lữ hành không đủ năng lực cạnh tranh đã đóng cửa. Vậy nên các DN trẻ, muốn vươn lên cạnh tranh với các DN lữ hành lớn cũng cần phải nỗ lực hết mình, xây dựng chiến lược KD ngắn hạn - trung hạn - dài hạn rất cần chú ý đến vấn đề văn hóa KD nhằm phát triển bền vững.

Công nghệ đang ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động KD của các DN. Để tồn tại và phát triển, các DN có sự điều chỉnh về tầm nhìn, chiến lược KD của mình. Nhiều DN du lịch đã có những đổi mới về quy chế nội bộ, nhân sự, phương thức quản trị DN… Những DN nào nhanh nhạy, nắm bắt cơ hội, sớm thích nghi với xu thế mới thì DN đó sẽ không bị đào thải.

Khi xây dựng văn hóa KD, không riêng gì Khanhtravel mà các DN lữ hành trong nước đều phải đối mặt với nhiều vấn đề, bao gồm: Tìm hiểu về nhu cầu và mong muốn của nhân viên và khách hàng; Xác định mục tiêu và giá trị của công ty; Tạo ra một hệ thống giá trị và nội quy cho công ty; Tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp.

- Xây dựng một mô hình quản lý đảm bảo sự đồng nhất và sự hài hòa giữa nhu cầu của nhân viên và DN.

- Đảm bảo rằng văn hóa KD được tuân thủ và áp dụng trong tất cả các hoạt động của DN.

- Giữ vững và phát triển văn hóa KD theo thời gian.

6. Giải pháp hoàn thiện văn hóa kinh doanh của Công ty Khanhtravel

6.1. Nhóm giải pháp về văn hóa doanh nhân

Nâng cao nhận thức của DN: Hiện nay, còn nhiều DN làm văn hóa DN, văn hóa KD không theo chuẩn, mang tính phiến diện, đối phó hoặc nặng về hình thức, nên ít tác dụng và hiệu quả thấp. Giải pháp đầu tiên để khắc phục là cần nâng cao nhận thức của DN về xây dựng văn hóa. Trước hết là từ phía người sáng lập. Lãnh đạo DN không chỉ là người xây dựng nên DN, quyết định cơ cấu tổ chức, ngành nghề KD, chiến lược KD, bộ máy nhân sự, kỹ thuật - công nghệ, mà còn là linh hồn, thủ lĩnh tinh thần của DN.

Tiếp tục phát huy đạo đức doanh nhân: Cốt lõi của văn hóa KD chính là đạo đức doanh nhân. Để hình thành văn hóa KD, nhất thiết đầu tư xây dựng con người doanh nhân mà đạo đức là gốc rễ và khát vọng phát triển là đích đến. Theo đó, tại Lễ phát động Chương trình bình xét và trao tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022, chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thông báo đã ban hành Quy chế bình xét mới cho năm 2022, ngoài các tiêu chí như tuân thủ pháp luật, trách nhiệm xã hội, hệ thống quản trị DN tiên tiến… lần đầu tiên tiêu chí về đạo đức doanh nhân được đưa lên đầu.

Lãnh đạo làm tấm gương về văn hóa, đạo đức, trách nhiệm: Lãnh đạo cũng tiếp tục giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa vốn có của DN, đi đầu trong tác phong, cư xử, đạo đức, trách nhiệm. Nhân viên bao giờ cũng để ý cách cư xử của lãnh đạo để đánh giá và học tập. Một hành động giúp đỡ nhỏ, một câu nói động viên thể hiện sự quan tâm của cấp trên tới nhân viên dễ làm nhân viên xúc động.

Khuyến khích tính tự chủ ở mỗi nhân viên: Lãnh đạo cần mạnh dạn quy định những ngày nhất định trong tuần để nhân viên tiếp xúc với lãnh đạo đề đạt tâm tư, nguyện vọng. Các hoạt động ngoại khóa cũng là dịp để lãnh đạo lắng nghe và tiếp cận nhân viên, tăng cường mối quan hệ cấp trên - cấp dưới. Tăng cường công tác truyền thông nội bộ để có thể duy trì được sự thống nhất và chia sẻ.

6.2. Nhóm giải pháp về triết lý kinh doanh

Theo Base resources: “Những thiên tài như Steve Jobs, Jeff Bezos và Elon Musk thường nhắc đến “mục tiêu tối thượng" khi xây dựng công ty. Mọi người thường hay nhầm lẫn khái niệm của “sứ mệnh”, “tầm nhìn”, trong khi đó lại quen thuộc với khái niệm “mục tiêu”[7]. Vì vậy, để đơn giản hóa cho mục tiêu KD của DN, Base resource đưa ra câu tuyên bố sứ mệnh và mục tiêu KD bằng một cấu trúc đơn giản hơn: Mục tiêu tối thượng = [Tầm nhìn] bằng việc [Sứ mệnh].  Áp dụng vào trường hợp của Khanhtravel, ta có Mục tiêu tối thượng: Trở thành công ty du lịch và vận chuyển hàng đầu Việt Nam về chất lượng dịch vụ và vươn tầm thế giới bằng việc cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm hoàn hảo nhất sau mỗi chuyến đi. Từ mục tiêu tối thượng, DN sẽ có thể vạch ra những mục tiêu nhỏ theo quý hoặc năm để tiến dần tới mục tiêu lớn nhất của mình.

Làm cho các giá trị cốt lõi “sống” cùng DN: Với 5 giá trị cốt lõi mà KHANH đã đúc kết từ khi thành lập DN, DN cần tập trung đưa các giá trị cốt lõi này thành hiện thực. Khi đó, sứ mệnh mà Khanhtravel vạch ra sẽ nhanh chóng đạt được. Một hệ thống giá trị cốt lõi quan trọng nhất chính là vào những thời khắc khó khăn nhất của DN. Trong bối cảnh KD bình thường, thật dễ dàng để nói và thực hiện theo những nguyên tắc đã định. Nhưng khi có sự cố, đó là lúc những giá trị cốt lõi phải thực sự được áp dụng triệt để trong DN.

6.3. Nhóm giải pháp về đạo đức kinh doanh

Xác lập đạo đức KD trong tất cả các lĩnh vực hoạt động: Việc thực hiện đạo đức KD chính là tạo dựng thương hiệu cho Khanhtravel. Vì vậy trước tiên lãnh đạo DN phải thể hiện được đạo đức KD trong các triết lý KD của DN. Triết lý KD cũng phải tôn trọng các giá trị đạo đức trong KD. Lãnh đạo và các quản lý cấp trưởng phòng phải thấm nhuần đạo lý của triết lý KD, từ đó làm động lực, hình mẫu dẫn dắt DN thực hiện.

Phát huy nhận thức và chuyên môn của lực lượng lao động: Chất lượng dịch vụ của Khanhtravel đã được khách hàng khẳng định không phải tự nhiên mà có mà do chính con người, cụ thể là nhân viên của Khanhtravel tạo ra. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phong cách giao tiếp - ứng xử của nhân viên chính là chìa khóa tiếp theo cho thành công của DN như hiện nay. DN đang có thắng lợi về doanh thu, đạt được sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ, chứng tỏ DN đã có chiến lược đúng đắn về nhân sự. Nhưng xã hội ngày càng phát triển, lực lượng lao động trong ngành Du lịch cần đầu tư về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Đẩy mạnh trách nhiệm xã hội của DN: DN thu lợi nhuận nhờ xã hội nên đóng góp trở lại cho xã hội là điều nên làm. DN chỉ phát triển khi có sự ủng hộ từ xã hội và để được như vậy, DN phải đem đến cho xã hội những giá trị hữu ích. Đây chính là "kế sách" phát triển bền vững đối với Khanhtravel trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay. Khanhtravel cần xây dựng nội dung về trách nhiệm xã hội và tập huấn cho nhân viên. Cần có những thỏa thuận với các nhà cung ứng dịch vụ để cùng thực hiện trách nhiệm xã hội với khách hàng, với môi trường và cộng đồng. Vận động du khách hưởng ứng các chương trình bảo vệ môi trường và du lịch có trách nhiệm trong suốt chuyến đi.

6.4. Nhóm giải pháp về văn hóa trong các hoạt động vận hành doanh nghiệp

Nâng cao văn hóa tinh thần cho người lao động thông qua xây dựng các thiết chế văn hóa và môi trường làm việc: Việc chú trọng cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động thực chất cũng là một cách đầu tư xây dựng thương hiệu DN có ý nghĩa chiến lược cơ bản và lâu dài. Ở một góc độ khác, chú trọng kiến tạo môi trường làm việc có văn hóa, tạo cơ hội cho mọi thành viên được hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần còn thể hiện sự “cam kết chính trị” của DN đối với những người lao động và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, xã hội.

Xây dựng, hoàn thiện văn hóa ứng xử: Ở Khanhtravel chưa có bộ Quy tắc ứng xử hoàn thiện. Đây là Bộ chuẩn mực hành vi làm căn cứ để công ty đánh giá thái độ làm việc của nhân viên, xây dựng trên cơ sở rõ ràng, dễ hiểu để toàn bộ nhân viên có thể áp dụng được. Sau khi xây dựng xong cần phải thực hiện thống nhất, triển khai sâu rộng trong đời sống văn hóa của DN.

Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các biểu hiện trực quan của văn hóa DN. Về đồng phục, Khanhtravel có thể thiết kế lại đồng phục cho nhân viên dựa trên màu sắc đặc trưng của Logo Khanhtravel. Về thiết kế văn phòng, Khanhtravel có thể tham khảo mô hình “văn phòng xanh” để tạo năng lượng tích cực mỗi khi đến văn phòng làm việc. Vì việc thiết kế và xây dựng lại văn phòng phải có kế hoạch và chi phí nên trước tiên DN có thể vận động nhân viên trồng xây xanh trong văn phòng và ban công, tập thói quen mở cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên và không khí vào khoảng thời gian sáng sớm. Đồng thời, vận động nhân viên tiết kiệm điện, nước, giấy, sử dụng đồ nhựa và li nhựa một cách hạn chế nhất, để tránh rác thải ra môi trường.

Tăng cường hoạt động marketing: Việc thực hiện tốt các khâu của hoạt động Marketing sẽ hỗ trợ, thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm và kích thích tiêu thụ. Ở Khanhtravel, sản phẩm là các tour du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, marketing đạt hiệu quả là bán được càng nhiều tour càng tốt, nhưng song song với đó phải làm sao thể hiện văn hóa, đạo đức của DN. Để thu hút nhiều khách hàng, các phương pháp internet marketing được đưa ra thay thế cho marketing truyền thống như: Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing), Tiếp thị số (Digital Marketing). Ngoài ra, có thể liên kết với các đối tác ngân hàng, vé máy bay, lưu trú để đưa ra quà tặng là chuyến đi du lịch cho khách hàng bên đối tác; tăng cường tham gia các trang đánh giá du lịch để phủ sóng hình ảnh; tham gia các hoạt động, phong trào của thành phố để quảng bá hình ảnh;…

Nhiều chuyên gia cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra những đột phá về công nghệ và trí tuệ nhân tạo, có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ các hoạt động trong ngành Du lịch. Với DN lữ hành trẻ như Khanhtravel, việc đầu tư vào công nghệ về lâu dài sẽ đạt hiệu quả về chi phí: giảm chi phí thời gian, nhân lực lao động, chi phí sản xuất, đồng thời giảm giá thành các dịch vụ du lịch. Khanhtravel có thể sử dụng các ứng dụng AI như ChatGPT, FPT.AI để phân tích dữ liệu, báo cáo, viết bài quảng bá hình ảnh, chăm sóc khách hàng và tự động đặt tour.

Khanhtravel cần khai thác nhiều kênh thanh toán hiệu quả hơn như ví điện tử Momo, Shopeepay, Moca, Zalopay thay vì hình thức thanh toán bằng chuyển khoản. Phát huy vai trò của mạng xã hội, tiktok, youtube trong việc sáng tạo nội dung, nhằm quảng cáo điểm đến.

7. Kết luận

Các ngành nghề đều có nền văn hóa riêng của mình, nhưng đều có chung một điểm: văn hóa KD của DN đều dựa vào hành vi, quan điểm và triết lý của lãnh đạo. Về mặt giải pháp, các nhóm giải pháp được nêu ra để nâng cao vai trò của nhà lãnh đạo, hoàn thiện triết lý KD, đạo đức KD, các hoạt động của DN và cuối cùng là việc ứng dụng công nghệ trong KD lữ hành. Bằng 5 nhóm giải pháp này, tác giả mong muốn Khanhtravel hoàn thiện nền văn hóa của mình và đạt được DN chuẩn văn hóa KD Việt Nam theo Quyết định số 06/QĐ-HH ngày 28 tháng 4 năm 2021 của Hiệp hội Phát triển văn hóa DN Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Nguyễn Thị Ánh (2017), Văn hóa kinh doanh của doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX, Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
  2. Phạm Đức Dương (2007), “Văn hóa kinh doanh”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, tr. 35-39.
  3. Bộ Chính trị (2011), Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 9/12/2011 về việc “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.
  4. Dương Thị Liễu (2011), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
  5. Dương Thị Liễu, Nguyễn Vân Hà (2008), “Hội nhập và văn hóa kinh doanh Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, tr. 112-123.
  6. Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2010), Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ.
  7. Base Resource (2022), Ngưng nói về Tầm nhìn, Sứ mệnh, Chiến lược: Đây mới là cách nên dùng để nói về mục tiêu công ty, https://resources.base.vn/ management/day-moi-la-cach-nen-dung-de-noi-ve-muc-tieu-cong-ty-380.

Fostering the business culture of Khanh Tourism Co., Ltd

Master. Bui Thanh Thuy1

Master. Nguyen Phuoc Hien1

1Ph.D student, Thuongmai University

Abstract:

Business culture is considered a competitive advantage of an enterprise and it has a direct influence on the enterprise’s business strategy. In order to achieve a sustainable development, it is necessary for Khanh Tourism Co., Ltd (Khanhtravel) to foster and develop its business culture. It is one of the main tasks of the company’s Board of Directors in the period from 2021 to 2025. Like other travel businesses, Khanhtravel has been impacted by the COVID-19 pandemic. The company’s personnel changes and organizational restructuring due to the pandemic have affected its business culture. Therefore, Khanhtravel needs to learn about the reality of implementing business culture, find advantages - difficulties - causes that it is facing. This study analyzes and evaluates the results of an employee survey on tourism business culture at Khanhtravel. Based on the sutyd’s findings, some solutions are proposed to help the company develop its business culture in order minimize negative impacts when the company restrructures its business towards sustainable development.

Keywords: business culture, Khanhtravel, tourism business culture.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 4  tháng 2 năm 2023]