Xuất khẩu Ninh Bình năm 2010: Điểm nhấn và các giải pháp đồng bộ

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 89,2 triệu USD, tăng 31,4% so năm 2009 và vượt 27,4% kế hoạch, tăng gấp 4 lần so năm 2005, đã và đang tạo ra bức tranh kinh tế với những gam mầu tươi sáng nâng gi
Ninh bình là tỉnh mới thuộc hệ thống đồng bằng sông Hồng. Từ năm 1992 trở về trước, giá trị sản xuất công nghiệp tăng rất chậm, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, bản thân mặt hàng này phụ thuộc chính vào tay nghề người thợ nên không thể tạo ra sản lượng lớn và thị trường tiêu thụ rộng. Trong một thời gian dài, kim ngạch xuất khẩu Ninh Bình trầm lặng dưới mức vài chục triệu USD.

Gần đây, Ninh Bình đã thực hiện các giải pháp đồng bộ, các chính sách đầu tư của tỉnh bắt đầu phát huy tác dụng, đồng thời được hấp thụ các dự án đầu tư từ khu vực phụ cận, nước ngoài. Mỗi năm, giành riêng 2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại. Do đó, gam mầu xuất khẩu của Ninh Bình đang dần hửng sáng. Đặc biệt, sản phẩm quần áo may sản là mặt hàng chủ lực thúc đẩy kim ngạch khẩu năm qua lên con số khá ấn tượng.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có trên 40 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu. Với 18 mặt hàng được xuất khẩu ra thị trường của 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc... Các mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng khá: Quần áo may sẵn, thịt đông lạnh, dứa, dưa chuột đông lạnh cùng với xi măng và clanke, phân đạm...

Doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng khá như: Công ty TNHH Great Global đạt 19 triệu USD; Công ty nhựa quốc tế đạt 2,5 triệu USD; Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao đạt 4 triệu USD; Công ty May xuất khẩu Ninh Bình đạt 6 triệu USD; Công ty TNHH TCMN Đông Thành đạt 3,6 triệu USD; Công ty CP ĐT XNK Ninh Bình đạt 6 triệu USD.

Đồng chí Ngô Minh Kim, Phó giám đốc Sở Công Thương Ninh Bình cho biết: Hướng tới mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011-2015 đạt 30,3%, kim ngạch xuất khẩu đạt 300 triệu USD, trong thời gian tới cần tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, nhất là Khu công nghiệp Khánh Phú, Gián Khẩu, Tam Điệp… nhằm thu hút doanh nghiệp vào đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch, đáp ứng đủ điều kiện sản xuất, xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp đã và đang đầu tư xây dựng để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu như dệt may, giày dép, đồ gỗ, nhựa.

Tiếp tục quy hoạch và hoàn thiện đầu tư hạ tầng thuỷ lợi, đường giao thông các vùng nguyên liệu cói, dưa, ngô ngọt, dưa bao tử để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông, hệ thống điện, thông tin liên lạc; hạ tầng hệ thống phân phối trên địa bàn gồm hệ thống chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và phát triển thương mại nội địa, góp phần thúc đẩy phát triển xuất khẩu. Đẩy mạnh đầu tư và khai thác có hiệu quả cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình để tăng kim ngạch xuất khẩu tại chỗ.

Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp xác nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, rút ngắn thời gian thông quan, thời gian quyết toán thuế, nhất là nguyên liệu nhập khẩu để phục vụ sản xuất và gia công hàng xuất khẩu. Tiến hành rà soát khả năng về mặt hàng, thị trường xuất khẩu.

Tăng cường hỗ trợ hoạt động đào tạo nghề cho lao động làm hàng xuất khẩu từ nguồn đào tạo nghề của ngân sách các cấp, chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại phục vụ sản xuất, kinh doanh xuất khẩu, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội ngành hàng trong việc thu nhập, phân tích và xử lý thông tin về thị trường, yêu cầu của nhà nhập khẩu, các chính sách nhập khẩu để tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp cần đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Trang bị và khai thác hiệu quả tiện ích của công nghệ thông tin, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường, nằm bắt nhu cầu khách hàng, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.

Thời gian tới, các dự án khu công nghiệp bắt đầu hoạt động có hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu sẽ giữ vững và tăng cao, hứa hẹn một tương lai tươi sáng, ông Kim cho biết thêm.
  • Tags: