Tấm lòng người phụ nữ miền Nam với Bác Hồ

Ơ nước ta chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về các đền thờ Bác Hồ, bao nhiêu nhà tưởng niệm, bao nhiêu bia đá ghi công, tưởng nhớ tới Người. Nhưng có điều chắc chắn rằng, đất mũi Cà Mau là

 Có dịp đến thăm các đền  thờ Bác Hồ ở đất mũi, chúng ta  lại nhớ đến năm 1954, khi chuyển quân tập kết ra miền Bắc, các bà má miền Nam đã  gửi món quà đặc biệt nhờ Ban chuyển quân gửi đến Bác  Hồ, đó là nắm đất lấy từ mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Bác Hồ, đựng trong một hộp gỗ nhỏ đơn sơ phủ vải điều, với  lời thề sắt son: Con ra thưa với Cụ Hồ/ Đất này chỉ một ngọn cờ vàng sao. Cùng với nắm đất ấy là cây vú sữa của mẹ chiến sĩ Tư Tố - bà Lê Thị Sảnh ở ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình-Cà Mau đã vượt trùng khơi ra miền Bắc gửi tặng Bác Hồ để trồng ở Phủ Chủ tịch, bên nhà sàn Bác Hồ suốt mấy chục năm nay. Năm 1990, nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội đã chiết nhánh từ “cây vú sữa miền Nam” để về trồng ở nơi  mà cây vú sữa năm xưa theo tầu chuyển ra Bắc. Thật là cảm động khi chúng ta biết rằng, người hiến đất để dựng bia nói về sự tích cây vú sữa miền Nam lại chính là người con dâu của má Lê Thị Sảnh bây giờ.

Mỗi đền thờ Bác Hồ ở vùng đất mũi Cà Mau có một lịch sử oai hùng mãi mãi không thể nào quên. Tác giả Bùi Văn Bồng đã viết:

 Đền thờ Bác thiêng liêng trong rừng đước

 Đã bao lần giặc phá lại dựng lên

 Tấm hình Bác giấu trong tà áo ướt

 Mong đến ngày gặp Bác giữa Cà Mau

 Nói về tấm lòng của người phụ nữ miền Nam với Bác Hồ chúng ta lại nhớ tới Cô Ba Định ở Bến Tre, Bà đã từng gặp Bác Hồ nhiều lần và suốt cuộc đời theo tiếng gọi của Bác: cúu nước, cứu dân. 16 tuổi, bà đi theo Cách mạng. Năm 1946 - 26 tuổi, bà là thành viên trong phái đoàn miền Nam Trung bộ ra Bắc, gặp Bác Hồ và Chính phủ báo cáo tình hình sau Hiệp định Sơ bộ 6/3 và xin chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam. Lần đầu tiên gặp Bác, bà cảm động không nói được nên lời, nhưng bà nhớ mãi lời Bác dặn: nước ta còn nghèo, các cô các chú về phải đánh Pháp cho giỏi, cướp lấy súng của nó dùng thì cái vốn đó mới nhiều. Bài học đầu tiên  đó của Bác Hồ bà đã vận dụng một cách hiệu quả ở chiến trường miền Nam. Bà đã làm nên cuộc đồng khởi ở Bến Tre năm 1960, bằng ba mũi giáp công quân sự, chính trị, binh vận, đặc biệt là phong trào đấu tranh chính trị, binh vận của phụ nữ mà sau này phát triển mạnh, được gọi bằng cái tên thân thương “đội quân tóc dài”. Bà là Phó Tổng tư lệnh Quân giải phóng miền Nam và là một vị tướng mà Thượng tướng Trần Văn Trà  cùng chỉ huy với bà đánh giá là có tài thao lược. Bác Hồ có lần nói rằng: “Miền Nam anh hùng có đội quân đấu tranh chính trị gồm hàng vạn chiến sĩ toàn là phụ nữ. Họ rất mưu trí và dũng cảm làm cho địch phải khiếp sợ và gọi họ là “đội quân tóc dài”. Phó Tổng Tư lệnh Quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị nữ tướng như vậy. Thật vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta”.

 Bà con dân tộc Raglay thôn Ma Hoa, xã Phước Đại, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận ai cũng biết câu chuyện cô gái Raglay Mấu Thị Bích Phanh được gặp Bác Hồ. Tháng 5/1963, Mấu Thị Bích Phanh đang học ở Trường học sinh miền Nam tại Hà Nội thì được đi đón Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ sang thăm Việt Nam. Thật không ngờ, Phanh được đứng cạnh Bác Hồ, Bác hỏi về chuyện học tập ở nhà trường. Bác nói, cháu là học sinh dân tộc thiểu số từ Tây Nguyên ra Hà Nội học tập để sau này nước nhà thống nhất trở về quê hương, xây dựng buôn làng, giúp đồng bào mình thoát khỏi đói nghèo. Lời dạy của Bác đã tiếp nguồn sức mạnh giúp Phanh vươn lên học tập. Sau ngày miền Nam giải phóng, Phanh về huyện Bác Ái làm một bác sĩ tận tụy với công việc khám chữa bệnh cho đồng bào. Nhưng là người con của dân tộc Raglay, Phanh trăn trở khi thấy nhiều em nhỏ không biết nói tiếng mẹ đẻ, khi thấy tiếng nói của dân tộc mình chưa có chữ viết, nguy cơ tiếng nói ngày càng mai một. Chị liền dồn sức mình vào việc truyền dạy vốn ngôn ngữ truyền thống của dân tộc Raglay. Chị cùng chồng biên soạn giáo trình, phiên âm tiếng Raglay dể giảng dạy. Hết lớp này đến lớp khác khi học trò là con, em người dân tộc Raglay, khi là cán bộ, công an cần học tiếng Raglay để vận động gần 50.000 người Raglay sống ở Ninh Thuận xây dựng cuộc sống mới. Chị còn làm cộng tác viên phát thanh tiếng Raglay trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Ninh Thuận. Sau này, chính con gái chị đã thay chị làm công việc đó. Bà con Ninh Thuận mấy chục năm nay biết tiếng chị Mấu Thị Bích Phanh là bác sĩ, là Phó chủ tịch huyện Bác Ái, đại biểu quốc hội khóa 8, nhưng biết chị nhiều hơn là người con gái Raglay theo lời Bác dạy, giúp đồng bào dân tộc mình xây dựng cuộc sống no cơm, ấm áo mà có chữ viết riêng của dân tộc mình để phát triển văn hoá - giáo dục trong cộng đồng người dân tộc Raglay.

 Trên đất nước ta có biết bao bà mẹ, biết bao người chị, người em ở miền Nam hay miền Bắc chưa một lần được gặp Bác Hồ, nhưng theo lời dạy của Người, họ vẫn làm những công việc bình thường một cách cần mẫn như những “chiếc ốc vít trong cái đồng hồ” để báo hiệu một ngày mới. Họ như những hạt cát lấp lánh ánh thủy tinh sáng ngời trên bãi biển.

  • Tags: