Thông tư liên bộ số 48/TT-LB Liên bộ Khoa học công nghệ và Môi truờng - Bộ Thương mại ban hành ngày 19/01/1995, Quy định vè quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ

 

LIÊN BỘ
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
VÀ MÔI TRƯỜNG-THƯƠNG MẠI

Số: 48/TT-LB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------


Hà Nội, ngày 19 tháng 1 năm 1995

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

Quy định về quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ

***

- Căn cứ Nghị định 327 - HĐBT ngày 19 tháng 10 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa;

- Nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với chất lượng dầu nhờn động cơ trong sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu hiện nay, Liên Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường - Thương mại ban hành Thông tư Liên Bộ quy định về quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ như sau:

1. Quy định chung

Các quy định tại Thông tư Liên Bộ này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân (kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam) sản xuất, kinh doanh dầu nhờn động cơ (bao gồm: nhập khẩu, pha chế, đóng gói, đại lý bán buôn, bản lẻ), sau dây gọi tắt là doanh nghiệp.

2. Quy định về ghi nhãn sản phẩm dầu nhờn động cơ

2.1. Tất cả các loại dầu nhờn động cơ lưu thông trên thị trường đều phải có nhãn sản phẩm với đầy đủ các nội dung quy định tại bảng 1:

Bảng 1

Nội dung ghi nhận

Đối với loại dùng trong bao bì dưới 20l

Đối với loại chư a có bao bì hoăặc dùng trong bao bì từ 20l trở lên

2.1.1 Tên sản phẩm

+

+

2.1.2 Nhãn hiệu hàng hóa

+

+

2.1.3 Dung tích (theo đơn vị lít)

+

+

2.1.4 Phân loại độ nhớt và phẩm cấp chất lượng (theo SEA, API hoặc ISO)

+

+

2.1.5 Đối tượng sử dụng (dùng cho loại thiết bị nào)

+

-

2.1.6 Công dụng (dùng để bôi trơn, chống ăn mòn, mài mòn, chống ôxi hóa)

-

-

2.1.7 Nơi sản xuất

+

+

2.1.8 Lô sản xuất

+

+

2.1.9 Các hướng dẫn liên quan đến việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người khi tiếp xúc với dầu nhờn

-

-

Ghi chú:

a. Các nội dung có ghi dấu (+) là nội dung bắt buộc phải ghi trên bao bì.

b. Các nội dung có ghi dấu (-) là nội dung khuyến khích ghi trên bao bì nhưng bắt buộc phải ghi trong tài liệu kỹ thuật khi đăng ký chất lượng sản phẩm và tài liệu kỹ thuật giới thiệu sản phẩm sẽ giao cho khách hàng.

c. Một số ví dụ về nội dung ghi nhãn nêu tại Phụ lục 1.

2.2 Ngôn ngữ dùng để ghi nhãn

2.2.1 Các nội dung quy định tại bảng 1 phải được ghi bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh.

2.2.2 Khuyến khích ghi nhãn bằng tiếng Việt.

2.2.3 Cho phép ghi song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

3. Quy định về mức chất lượng tối thiểu cho một số chỉ tiêu bắt buộc của dầu nhờn động cơ.

3.1 Các doanh nghiệp phải sử dụng hệ thống phân cấp độ nhớt của SAE (hiệp hội kỹ sư ô tô Mỹ) và hệ thống phân cấp chất lượng của API (Viện nghiên cứu dầu mỏ Mỹ) để ghi nhãn sản phẩm và đăng ký chất lượng dầu nhờn động cơ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng phân cấp độ nhớt theo SAE của dầu nhờn động cơ nêu tại phụ lục 2.

Các cấp chất lượng của API đối với dầu nhờn động cơ nêu tại phụ lục 3.

3.2 Các doanh nghiệp chỉ được nhập khẩu, pha chế và bán ra thị trường các loại dầu nhờn động cơ có cấp chất lượng theo API từ SC/CB trở lên.

Các chỉ tiêu bắt buộc và mức chất lượng tối thiểu của dầu nhờn động cơ quy định tại bảng 2 dưới đây. Theo nhu cầu của thị trường các đơn vị kinh doanh có thể nhập khẩu, sản xuất và bán các sản phẩm dầu nhờn động cơ có chất lượng cao hơn.

Bảng 2

STT

t ờn ch ? ti ờu

Mức tối thiểu

Phương pháp kiểm nghiệm

1

Độ nhớt ở 100 độ C

Theo bảng phân loại cấp độ nhớt SAE

ASTM - D 445

2

Chỉ số độ nhớt

Từ 95 trở lên

ASTM - D 2270

3

Trị số kiềm tổng[mg KOH/g]

Từ 2,4 trở lên

ASTM - D 2896

4

Nhiệt độ chớp nháy

Từ 180độ C trở lên

ASTM - D 92

4. Quy định về quản lý nhập khẩu sản phẩm dầu nhờn đông cơ và nguyên liệu (dầu gốc và phụ gia)

4.1 Bộ Thương mại chỉ cấp giấy phép nhập khẩu dầu nhờn động cơ cho các doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất nhập khẩu các loại sản phẩm này khi doanh nghiệp xuất trình đầy đủ những chứng chỉ, tài liệu kỹ thuật liên quan đến chất lượng dầu nhờn động cơ như: Hãng sản xuất, chủng loại, cấp chất lượng. Đối với một số chỉ tiêu bắt buộc dầu nhờn động cơ phải đạt mức chất lượng tối thiểu theo quy định tại điểm 3.2.

4.2 Chỉ các doanh nghiệp sản xuất (pha chế) dầu nhờn động cơ có đủ điều kiện quy định tại điểm 5.1 mới được Bộ Thương mại cấp giấy phép nhập khẩu dầu gốc và phụ gia. Số lượng dầu gốc và phụ gia nhập khẩu không vượt qúa công suất của cơ sở pha chế.

Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất dầu nhờn động cơ ủy thác nhập khẩu cho các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, hoặc mua lại của các doanh nghiệp này dầu gốc và phụ gia để pha chế dầu nhờn động cơ thì Bộ Thương mại sẽ cấp giấy phép nhập khẩu theo hợp đồng ủy thác hoặc hợp đồng mua bán đã ký với số lượng không vượt qúa công suất của cơ sở pha chế.

Trong trường hợp dầu gốc và phụ gia nhập để tái xuất, doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chịu sự giám sát của Hải quan cửa khẩu để đảm bảo lượng hàng này thực sự được tái xuất.

4.3 Giấy phép nhập khẩu phải ghi rõ chủng loại dầu nhờn động cơ; số lượng; cấp chất lượng làm căn cứ cho việc kiểm tra, giám định. Riêng đối với nguyên liệu nhập khẩu là dâu gốc và phụ gia còn phải ghi rõ địa chỉ hộ tiêu thụ (nơi pha chế).

4.4 Doanh nghiệp nhập khẩu dầu nhờn động cơ và nguyên liệu pha chế dầu nhờn động cơ phải thực hiện chế độ kiểm tra Nhà nước về chất lượng.

5. Quy định về sản xuất kinh doanh dầu nhờn động cơ.

5.1 Doanh nghiệp muốn sản xuất (pha chế) dầu nhờ động cơ từ dầu gốc và phụ gia bắt buộc phải có cơ sở pha chế. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi tường chủ trì việc xem xét, đánh giá điều kiện kỹ thuật, công nghệ của cơ sở pha chế và xác nhận là có đủ điều kiện kỹ thuật và công nghệ hay không đối với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm dầu nhờn động cơ được pha chế.

Xác nhận này là căn cứ để Bộ Thương mại cấp giấy phép cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu được quy định tại điểm 4.2

5.2 Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dầu nhờn động cơ phải chịu trách nhiệm về chất lượng dầu nhờn động cơ do mình sản xuất, kinh doanh và bắt buộc phải đăng ký chất lượng tại cơ quan quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo quy định của Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa.

6. Điều khoản thi hành.

6.1 Các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về hàng hóa xuất nhập khẩu, về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, về quản lý kiểm soát thị trường theo chức năng của mình chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Trong qúa trình thực hiện nếu có gì vướng mắc các cơ quan này cần báo cáo liên Bộ để kịp thời xem xét sửa đổi bổ sung.

6.2 Thông tư Liên Bộ này có hiệu lực kể từ ngày ký đối với những hợp đồng nhập khẩu dầu nhờn động cơ.

Đối với những hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để pha chế dầu nhờn động cơ. Thông tư Liên Bộ này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 1995. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường sẽ tiếp nhận đơn, tổ chức đánh giá và xã nhận về điều kiện kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp pha chế dầu nhờn động cơ. Bộ Thương mại xem xét và tạm thời cấp giấy phép nhập khẩu nguyên liệu cho các doanh nghiệp pha chế dầu nhờn đã thực hiện đăng ký chất lượng dầu nhờn động cơ theo quy định của Pháp lệnh chất lượng hàng hóa và không trái với các quy định tại điểm 3.2. của Thông tư này.

BỘ TRƯỞNG
BỘ THƯƠNG MẠI


Trương Đình Tuyển

KT BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
THỨ TRƯỞNG

Chu Tuấn Nhạ

Phụ lục 2

A. Các cấp độ nhớt của dầu động cơ phân loại theo SAE

Cấp đột nhớt SAE

Độ nhớt ở 100 độ C,est

Min

Max

0W

3,8

-

5W

3,8

-

10W

4,1

-

15W

5,6

-

20W

5,6

-

25W

9,3

-

20W

5,6

<9,3

30

9,3

<12,5

40

12,5

<16,3

50

6,3

<21,9

60

21,9

<26,1

Phụ lục 3

Các chất lượng phân loại theo API của dầu nhờn động cơ.

- Dầu dùng cho động cơ xăng: SA, SB, SC, SE, SF, SG, SH.

- Dầu dùng cho động cơ diezen: CA, CB, CC, CD, CE.

- Dầu đa năng dùng cho cả động cơ xăng và diezen:

+ Bao gồm cả ký hiệu trên ví dụ: SC/CB; SG/CD.

  • Tags: