Những vấn đề về ngành công nghiệp Thép Việt Nam năm 2010

Do nhu cầu của sự phát triển kinh tế cả nước, ngành công nghiệp Thép của Việt Nam trong những năm gần đây đã phát triển nhanh chóng do được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm, nhờ vậ

Hiện trạng của ngành Thép Việt Nam

Ngành Thép 5 năm gần đây tăng trưởng nhanh và ổn định (chỉ trừ năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế tòan cầu nên ngành thép Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nhưng không lớn). Nhu cầu thép của nền kinh tế đã thu hút nhiều nhà đầu tư cho các dự án sản xuất thép ở các địa phương trong cả nước, nhất là sau khi có sự phân cấp cho các địa phương được quyền cấp giấy phép đầu tư. Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam thì tới Quý I năm 2010 trên cả nước đã có:
 

Các nhà máy Tổng công suất (tấn/năm) - 12 lò cao đã xây dựng xong, một số đã đi vào sản xuất với tổng công suất 1.800.000 - 19 công ty sản xuất phôi với 39 lò điện (công suất từ 12 tấn/mẻ tới 70 tấn/mẻ) 5.730.000 - 27 công ty sản xuất thép cán xây dựng 7.830.000 - 20 công ty sản xuất ống thép hàn 1.945.000 - 20 công ty sản xuất tôn mạ KL & sơn phủ màu 1.574.000 - 6 công ty sản xuất cuộn cán nguội 2.730.000 - 2 nhà máy cán thép tấm nóng của Cửu Long Vinashin 650.000 - 12 công ty có máy cán nguội dải hẹp dưới 1.000 mm 550.000


Ngoài những nhà máy sản xuất thép hiện có như trong thống kê nêu trên, các địa phương còn có thêm các dự án thép đang xây dựng sẽ được hoàn thành và đưa vào sản xuất trong thời gian tới, đưa công suất các sản phẩm thép càng vượt xa so với nhu cầu thép trong nước, trong khi số lượng sản phẩm thép xuất khẩu còn rất khiêm tốn. Với tình trạng như vậy, các công ty sản xuất thép hiện có đều sản xuất dưới công suất thiết kế, gây lãng phí lớn và giá thành sản phẩm cao, thiếu tính cạnh tranh so với thép nhập khẩu. Hiện tại, Việt Nam mới gia nhập WTO, hàng rào thuế quan bảo vệ sản xuất trong nước còn được duy trì, nhưng phải có lộ trình giảm dần trong vài năm tới, chắc chắn tới lúc đó, hậu quả của việc đầu tư tràn lan trong ngành thép không tuân theo quy hoạch sẽ bộc lộ rõ.

Quá nhiều những dự án thép liên hợp 

Từ sau năm 2005, nhiều dự án thép liên hợp đã được cấp phép xây dựng ở Việt Nam trong đó có những dự án của các nhà đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI.
Dự án liên hợp do trong nước đầu tư ở quy mô nhỏ ≥ 2 triệu tấn/năm như: Dự án liên hợp thép 2 triệu tấn/năm ở Thạch Khê, Hà Tĩnh do tập đoàn than khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư theo công nghệ và thiết bị của Trung Quốc;Dự án liên hợp Cửu Long Vinashin (sau rút lui chỉ còn là Công ty TNHH Cửu Long ở Yên Bái) công suất phôi thép ban đầu là 200.000 tấn/năm.
Dự án liên hợp do nước ngoài đầu tư với quy mô lớn sản xuất thép tấm thép cuộn cán nóng và cuộn cán nguội như: Dự án thép tấm của Công ty GuangLian (Đài Loan) ở Dung Quất, Quảng Ngãi sản xuất thép dẹt (tấm, HRC, CRC) công suất 5 triệu tấn/năm, đầu tư 3 tỷ USD, tháng 5/2010 xin điều chỉnh giấy phép đầu tư nâng công suất lên 7 triệu tấn/năm với tổng mức đầu tư lên 4,5 tỷ USD. Dự án triển khai chậm so với tiến độ ban đầu và đây là lần điều chỉnh thứ 4 của dự án; Dự án thép Liên hợp Lion Group (Malaisia - 70%) và Vinashin (Việt Nam-30%), do cả 2 bên đều gặp khó khăn về tài chính nên mặc dù đã khởi công năm 2008 (ở Cà Ná - tỉnh Ninh Thuận) nhưng không triển khai được và trong năm 2010 tỉnh Ninh Thuận đã kiến nghị thu hồi giấy phép. Không thể không kể đến Dự án thép Liên hợp của Tập Đoàn Formosa (Đài Loan) ở Khu công nghiệp Vũng Áng - Hà Tĩnh công suất giai đoạn 1: 7,5 triệu tấn /năm, giai đoạn 2; 7,5 triệu tấn/năm. Đây là dự án lớn nhất của ngành Thép Việt Nam đã được cấp giấy phép và khởi công xây dựng năm 2008. Tiến độ triển khai chậm hơn so với dự kiến, nhưng địa phương và chủ đầu tư đang tích cực giải phóng mặt bằng để hoàn thành giao đất trong tháng 9/2010 (số diện tích còn lại chưa bàn giao trên 500 ha). Phía Formosa cam kết sau khi được giao đất sẽ tiến hành ngay việc ký hợp đồng thiết bị với nhà cung cấp để triển khai xây dựng lò cao số 1. Hiện tại, với mặt bằng đã được bàn giao, Formosa đang xây cảng biển, đập chắn sóng và san lấp mặt bằng và 1 số công trình phụ trợ… Cuối cùng là Dự án 5 triệu tấn/năm liên doanh giữa TATA và Tổng Công ty Thép Việt Nam ở Hà Tĩnh cũng đang chờ giấy phép…
Ngoài các dự án Liên hợp nên trên, trong năm 2010 cũng đã triển khai dự án lớn của nước ngoài như Dự án cán nguội 1,6 triệu tấn/năm và dây chuyền tôn mạ kẽm của liên doanh Chinasteel (Đài Loan) và Sumitomo (Nhật Bản) ở Bà Rịa Vũng Tàu; Dự án 700.000T phôi/năm và 500.000 tấn/năm cán thép của Vinakyoei Steel (Bà Rịa Vũng Tàu); Dự án 1 triệu tấn phôi/năm và 700.000 tấn/năm thép hình, 300.000 Tấn/năm thép thanh của Tập Đoàn Posco (Hàn Quốc) ở Bà Rịa Vũng Tàu; Dự án 2 triệu tấn quặng hoàn nguyên (iron nugget) theo công nghệ mới của Công ty Kobe Steel ở Tỉnh Nghệ An.
Tóm lại, ngành công nghiệp Thép tới năm 2010 đã có bước tăng trưởng cao hơn dự kiến, nhưng nếu tính đến nhu cầu hiện tại, những dự án thép đã xây dựng và đang xây dựng đã bộc lộ những vấn đề cần thiết phải xem xét hiệu chỉnh lại để tạo cho ngành Thép có bước phát triển hiệu quả và bền vững, góp phần tích cực cho kinh tế đất nước. 

Những việc cần làm ngay 

Có thể thấy rất rõ, sự phân cấp cho các địa phương được quyền cấp giấy phép đầu tư cho các dự án thép trong những năm vừa qua không được giám sát chặt chẽ, dẫn đến cấp phép quá nhiều, phá vỡ cân đối về số lượng và chủng loại sản phẩm thép, phá vỡ những điều kiện cân đối để bảo đảm cho dự án thép được thực hiện bền vững như cân đối nguyên liệu, cung cấp điện nước, giao thông vận tải, đất đai, và môi trường sinh thái…
Theo báo cáo của Bộ Công Thương gửi Chính phủ ngày 20/8/2010 thì tính tới 30/8/2009, cả nước có 65 dự án sản xuất gang thép có công suất từ 100.000 tấn/năm trở lên, trong đó:
- Chỉ có 17 dự án có danh mục trong Qui hoạch Chính phủ phê duyệt tháng 9/2007;
- Có 16 dự án đã có ý kiến thoả thuận của Bộ Công Thương ;
- Còn 32 dự án địa phương cấp nhưng chưa có ý kiến chấp thuận đầu tư của Chính Phủ hoặc ý kiến thoả thuận của Bộ Công Thương;
Điều đó cho thấy, Qui hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau 2 năm thực hiện đã bị phá vỡ, dẫn đến tình hình phát triển tràn lan như hiện nay.
Tiếp theo, việc lựa chọn đối tác đầu tư, đặc biệt là những dự án đầu tư lớn của nước ngoài (FDI) với số vốn đầu tư nhiều tỷ USD chưa được bàn thảo kỹ trong các cơ quan quản lý cấp trên, chưa tham khảo chuyên gia tư vấn về đầy đủ các mặt như: công nghệ, thiết bị kỹ thuật, bảo vệ môi trường… dẫn đến lựa chọn đối tác chưa chuẩn. Sau 1 thời gian đã có dự án phải thu hồi giấy phép vì đối tác không có khả năng thực hiện, kéo dài tiến độ, không có lý do chính đáng, hoặc cùng 1 địa phương có quá nhiều dự án thép, khi thực hiện chắc chắn sẽ gây nhiều khó khăn cho địa phương.
Sự phát triển không theo Qui hoạch trong ngành thép đã tạo ra phản ứng dây chuyền, phá vỡ cân đối qui hoạch của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là ngành Điện. Tính trạng thiếu điện xảy ra trong thời gian vừa qua đã gây khó khăn cho ngành điện nên Tổng Giám đốc EVN đã gửi kiến nghị lên Chính phủ và Bộ Công Thương yêu cầu ngành Thép phải tự bảo đảm cung cấp điện, nếu dự án đó ngoài qui hoạch. Đây cũng là ý kiến hợp lý, góp phần chấn chỉnh viện cấp phép đầu tư tuỳ tiện, không tính toán các điều kiện để bảo đảm ngành thép phát triển bền vững.
Các dự án thép thường chiếm đất đai rất lớn, đặc biệt là các dự án liên hợp thường chiếm gần 1000 ha đến 2000 ha tuỳ qui mô, việc đền bù đất nông nghiệp và tái định cư cho người dân luôn là vấn đề lớn. Hầu hết các địa phương khi chấp nhận các dự án đầu từ thép không tính hết những khó khăn nên việc trao mặt bằng cho đối tác rất chậm, kéo dài thời gian thực hiện dự án.
Về phía đối tác nước ngoài, do địa phương không lựa chọn kỹ lưỡng nên khi có nhưng biến động kinh tế thế giới, không đủ tiềm năng kinh tế để vượt qua, đặc biệt là năng lực tài chính, nên kéo dài tiến độ hoặc dừng dự án, không tiếp tục thực hiện. Cho tới nay, phần lớn các dự án thép đều chậm so với kế hoạch ban đầu, buộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải yêu cầu các địa phương rà soát lại và có biện pháp thu hồi giấy phép nếu lý do chậm chễ không chính đáng.
Cuối cùng là vấn đề công nghệ và môi trường. Ở nhiều nước, khi qui định đầu tư đều đặt vấn đề này lên hàng đầu, các dự án lớn đều có hội đồng chuyên gia đánh giá kỹ lưỡng, không cho phép áp dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu hoặc không đủ sức cạnh tranh trong lương lai vì qui mô trang thiết bị manh mún, nhỏ bé khó đưa công nghệ mới vào sản xuất, ảnh hưởng đến môi trường và cân đối năng lượng, nguyên nhiên liệu…Riêng về mặt này, chúng ta còn coi nhẹ, ngay các liên hợp thép công suất 5 - 10 triệu tấn/năm cũng chưa hề có hội đồng chuyên gia nào thẩm định vì vậy khi thực thi chắc chắn sẽ bộc lộ những điều bất cập.
Bộ Công Thương năm 2008 có ra thông tư qui định qui mô tối thiểu cho các thiết bị luyện kim đầu tư ở các địa phương, làm cơ sơ để xem xét khi cấp phép, nhưng điều đó chưa được các địa phương tôn trọng, các Bộ quản lý khi kiểm tra vẫn phải chấp nhận vì việc đã làm rồi.