Chuyện nghề, chuyện nghiệp...

“Nghề bán cái không được định giá, không lượng hóa mà chỉ là thỏa thuận” Chúng ta thường nghĩ, mình chọn nghề nghiệp, nhưng tôi lại nghĩ, có lẽ “nghề nghiệp chọn mình”. Tốt nghiệp đại học chuyên ngàn

Trên 10 năm làm một nghề, yêu say mê một cô mặt vuông, vợ tôi thường nói đùa rằng, tôi yêu “cô mặt vuông” hơn “cô mặt tròn”. Từ một người học nghề đến thành một chủ doanh nghiệp với trên 50 nhân viên, tôi luôn tâm niệm một điều: “Tôi sinh ra để làm nghề này” và vô cùng thấm thía câu nói của cổ nhân: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.

Khi nghề trở thành nghiệp, người ta thường có nhiều suy nghĩ trăn trở vì nó. Nghề thiết kế đồ họa đòi hỏi người làm nghề phải yêu, phải say mê sáng tạo và cảm nhận được xu thế thẩm mỹ của xã hội.

Các bạn sẽ hỏi vì sao phải yêu? Tại sao ư? Vì nó là mạch máu, là sức sống trong tâm hồn ta. Mỗi nét vẽ, mỗi hình hài, mỗi màu sắc là bản giao hưởng của tâm hồn ta, trí tuệ ta với cuộc sống, biết quên đi tất cả. “mỗi khi ngồi trước em mặt vuông”. Liệu có thái quá không? Không đâu, tôi sẵn sàng chia sẻ nếu có dịp.

Sáng tạo là tạo sự khác biệt! Không ai ăn mãi một món ăn,  vì... mặc mãi một kiểu áo, Thúy Kiều ngắm nhiều cũng chán. Sự sáng tạo với chúng tôi như cơm ăn, nước uống, phải thay đổi hàng ngày. Sau cả thời gian dài làm nghề, tôi đã tìm  ra được một triết lý của mình: “Nghĩ không cũ về những vấn đề không mới”.

Thiết kế đồ họa với tôi không phải là vẽ một bức tranh, một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt cho riêng mình, mà là cho nhiều người cùng thưởng thức, cảm nhận. Vì vậy, không thể quan niệm, nghệ thuật vị nghệ thuật, mà phải luôn coi là nghệ thuật vị nhân sinh, hiểu được các nét văn hóa, cảm nhận được xu thế thẩm mỹ xã hội. Thiết kế là làm đẹp cho cuộc sống, khi thấm nhuần điều đó, ta đã là một họa sĩ cho công chúng, cho xã hội.

Dưới góc nhìn nghề nghiệp, thiết kế đồ họa là thông điệp gửi đến xã hội, định hướng thẩm mỹ xã hội. Nghề và nghiệp của tôi cũng thật trớ trêu: nghĩ đến tiền thì bạc “không sáng tạo!”. Kinh doanh nghề này thật là “kinh doanh kiểu nghệ sĩ”. Chúng tôi đang bán cái không được định giá, không lượng hóa được, mà chỉ là thỏa thuận và tôi cũng chưa hiểu hết từ “kinh doanh kiểu nghệ sĩ” là gì? Và vì sao mọi người nói thế?!

  • Tags: