Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam

Bài nghiên cứu "Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam" do Nguyễn Hán Khanh - Phạm Quang Long (Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một) thực hiện.

TÓM TẮT:

Thông qua việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam, nghiên cứu này cung cấp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ Logistics về quan điểm của khách hàng đối với loại hình dịch vụ này. Từ đó, các doanh nghiệp Logistics có cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh nhằm hoàn thiện hơn về chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới.

Từ khóa: chất lượng dịch vụ, dịch vụ Logistics, sự bền vững, quản trị doanh nghiệp.

1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo nên mối liên kết giữa các doanh nghiệp và giữa các khu vực, giữa các quốc gia với nhau, trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế - xã hội của Việt Nam chịu tác động nặng nề của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 với những đợt giãn cách xã hội và gián đoạn sản xuất, gián đoạn lưu thông kéo dài. Trong đó, lĩnh vực Logistics bị ảnh hưởng trực tiếp, vừa phải duy trì hoạt động của các chuỗi cung ứng trong nước cũng như xuất nhập khẩu hàng hóa. Mặc dù chịu nhiều tác động của dịch Covid-19, nhưng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải biển quốc tế tăng trưởng rất tốt trong năm 2021. Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam (2021), trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng hàng hóa thông quan cảng biển Việt Nam ước tính đạt 535,7 triệu tấn tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy hàng hóa thông quan một số cảng biển lớn khu vực phía Nam chịu tác động mạnh của dịch bệnh, nhưng tổng khối lượng hàng container qua cảng biển cả nước vẫn tăng trưởng hai con số, ước đạt gần 18,6% triệu TEU tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, hàng xuất khẩu ước đạt hơn 6 triệu TEU (tăng 13%), hàng nhập khẩu ước đạt hơn 6,1% triệu TEU (tăng 18%), hàng nội địa ước đạt hơn 6,3 triệu TEU (tăng 13%). Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào dịch vụ Logistics tại Việt Nam. Do đó, đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam” để đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics có ý nghĩa quan trọng và mang tính cấp thiết.

2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

2.1. Cơ sở lý thuyết

Chất lượng dịch vụ Logistics là lợi ích mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics mang lại cho khách hàng nhằm đáp ứng đầy đủ hay vượt ngoài sự mong đợi nhu cầu của khách hàng, giúp cho khách hàng đạt hiệu quả cao trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Độ tin cậy khẳng định khả năng cung ứng dịch vụ Logistics nhanh chóng và chính xác, không có sai sót về chứng từ, đảm bảo giữ bí mật thông tin khách hàng, đặc biệt là thông tin giá cả của chủ hàng và mọi thủ tục liên quan đến các chứng từ thương mại nội địa và quốc tế một cách đáng tin cậy.

Sự đáp ứng là tiêu chí đánh giá khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, xử lý các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả. Nhân viên công ty phải luôn sẵn sàng thực hiện các dịch vụ kịp thời, sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc và lắng nghe ý kiến của khách hàng, đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp. Doanh nghiệp Logistics xây dựng quy trình cung ứng dịch vụ cho khách hàng một cách tối ưu, ngắn gọn, đơn giản.

Sự đảm bảo trong chuỗi dịch vụ của các các doanh nghiệp Logistics tạo nên sự tín nhiệm, tin tưởng cho khách hàng được cảm nhận thông qua sự phục vụ chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn giỏi, phong thái lịch thiệp và khả năng giao tiếp tốt của các nhân viên. Khi nhân viên làm việc có trách nhiệm, phong cách làm việc chuyên nghiệp, lịch thiệp, thân thiện với khách hàng sẽ tạo cho khách hàng cảm thấy thoải mái, an toàn.

Trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật là toàn bộ phương tiện vật chất kỹ thuật, thiết bị, máy móc,… mà nhà cung cấp sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp Logistics.

Hệ thống thông tin có chức năng thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối và phản hồi thông tin khách hàng nhằm phục vụ mục đích của doanh nghiệp, có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều hành, ra quyết định trong doanh nghiệp.

Mức giá cả là toàn bộ chi phí mà khách hàng phải trả cho dịch vụ chính cũng như các dịch vụ bổ sung. Mức giá cả của dịch vụ Logistics càng cao, chi phí phát sinh càng lớn thì sự thỏa mãn của khách hàng càng thấp và ngược lại.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn, tham khảo lấy ý kiến của các chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý trong lĩnh vực Logistics nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam, đồng thời thẩm định lại các câu hỏi trong bảng câu hỏi phỏng vấn thông qua quá trình phỏng vấn. Mục đích của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh, bổ sung thang đo và làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam.

Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu sử dụng 2 phần mềm chính là Excel (2019) và SPSS 20.0 để xử lý dữ liệu. Nhóm tác giả sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Trong đó, dữ liệu sơ cấp: Nhóm tác giả thu thập dữ liệu bằng phỏng vấn qua bảng câu hỏi đóng dựa trên quan điểm, ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp: Nhóm tác giả thu thập dữ liệu qua các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, báo cáo liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu của cơ quan thuế, hải quan Việt Nam, Hiệp hội Logistics.

2.3. Mô hình nghiên cứu

Trước đây, đã có rất nhiều tác giả tại Việt Nam và thế giới thực hiện nghiên cứu về chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp Logistics, cụ thể như: Nghiên cứu của tác giả Phạm Xuân Hiệp (2018), thực hiện phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ Logistics của Công ty OOCL Logistics Việt Nam và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến các vướng mắc tồn tại làm cho chất lượng dịch vụ Logistics của công ty chưa được đánh giá cao. Năm 2021, các tác giả Li Qu và Yundi đã nghiên cứu về phương hướng cải thiện chất lượng dịch vụ của dịch vụ Logistics thương mại điện tử nông thôn ở tỉnh Cát Lâm thông qua việc sử dụng máy tính. Năm 2023, Irina đã thực hiện nghiên cứu tính bền vững trong chất lượng dịch vụ Logistics: Bằng chứng từ chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm tại Ukraine. Dựa trên các nghiên cứu đó, các tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc trong Hình 1.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

chất lượng dịch vụ3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Độ tin cậy của các thang đo

Trong nghiên cứu này, nhằm đảm bảo độ tin cậy cho các nhân tố trước khi phân tích, các tác giả đã sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra (điều kiện phải đảm bảo hệ số này lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3). Kết quả kiểm định độ tin cậy của các nhân tố thu được như trong Bảng 1.

Bảng 1. Độ tin cậy thang đo

TT

Nhân tố

Mã hóa

Số biến

Hệ số

1

Mức giá cả

MGC

6

0,857

2

Sự đáp ứng

SDU

5

0,870

3

Sự đảm bảo

SDB

5

0,818

4

Độ tin cậy

DTC

6

0,828

5

Hệ thống thông tin

HTT

5

0,768

6

Trang thiết bị

TTB

5

0,812

7

Đánh giá chung

DGC

4

0,801

3.2. Phân tích nhân tố khám phá

Từ 6 nhân tố độc lập trong phiếu khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20,0 để xử lý dữ liệu. Khi xử lý, lần lượt loại các biến không đủ điều kiện (hệ số tải nhân tố < 0,5) kết quả cuối cùng thu được KMO = 0,872 (0,5 ≤ 0,872≤1), cho thấy phân tích nhân tố trong nghiên cứu này là phù hợp. Kết quả kiểm định Bartlett's: Có giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 (khẳng định các biến quan sát của mỗi nhân tố trong nghiên cứu này có tương quan với nhau). Tổng phương sai trích bằng 87,2% ≥ 50% đáp ứng tiêu chuẩn (87,2% sự thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát).

Bảng 2. Ma trận xoay

MỨC GIÁ CẢ (X11)

SỰ ĐÁP ỨNG (X22)

SỰ ĐẢM BẢO

(X33)

ĐỘ TIN CẬY

(X44)

HỆ THỐNG THÔNG TIN (X55)

TRANG THIẾT BỊ (X66)

Biến

Hệ số

Biến

Hệ số

Biến

Hệ số

Biến

Hệ số

Biến

Hệ số

Biến

Hệ số

MGC2

0,801

SDU3

0,806

SDB3

0,792

DTC5

0,801

HTT5

0,758

TTB3

0,842

MGC1

0,801

SDU5

0,778

SDB5

0,757

DTC3

0,774

HTT2

0,742

TTB4

0,842

MGC3

0,762

SDU4

0,770

SDB4

0,755

DTC2

0,704

HTT4

0,703

TTB5

0,834

MGC4

0,676

SDU2

0,760

SDB2

0,733

DTC4

0,628

HTT3

0,693

 

 

MGC6

0,574

SDU1

0,759

SDB1

0,703

 

 

HTT1

0,672

 

 

MGC5

0,563

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DTC6

0,545

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả

Khi xây dựng mô hình nghiên cứu, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố độc lập như sau: Mức giá cả; Sự đáp ứng; Sự đảm bảo; Độ tin cậy; Hệ thống thông tin; và Trang thiết bị (32 biến quan sát), sau khi khảo sát 318 phiếu thu được kết quả 6 nhân tố (chỉ còn lại 29 biến quan sát) như trong Bảng 2, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố đạt điều kiện để phân tích (> 0,5) và không còn biến rác.

Phân tích nhân tố phụ thuộc: Trong nghiên cứu này, tác giả xây dựng nhân tố phụ thuộc (gồm 4 biến quan sát). Kết quả phân tích nhân tố phụ thuộc thu được hệ số KMO = 0,771 (0,5 ≤ 0,771≤1; Sig. = 0,000 < 0,05) nên phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu thực tế. Kết quả tổng phương sai trích là 63,747% ≥ 50% đáp ứng tiêu chuẩn cho phân tích nhân tố khám phá.

3.3. Phân tích hồi quy đa biến

Bảng 3. Bảng mô hình tổng thể

Model

R

R Square

Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

Durbin-Watson

1

0,708a

0,501

0,492

0,475

01,927

a. Predictors: (Constant), X66, X55, X33, X11, X22, X44

b. Dependent Variable: Y

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả

Kết quả Bảng 3 cho thấy giá trị R2 hiệu chỉnh là 0,492, nghĩa là các nhân tố độc lập đã giải thích được 49,2% sự thay đổi của nhân tố phụ thuộc trong nghiên cứu này.

Bảng 4. Kết quả hồi quy

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t

Sig.

Collinearity Statistics

B

Std. Error

Beta

 

 

Tolerance

VIF

1

(Constant)

0,883

0,312

 

2,828

0,005

 

 

X11

-0,120

0,060

-0,109

-2,012

0,045

0,547

1,827

X22

0,197

0,048

0,196

4,132

0,000

0,712

1,405

X33

0,028

0,047

0,025

0,599

0,550

0,904

1,106

X44

0,143

0,055

0,147

2,594

0,010

0,497

2,013

X55

0,025

0,051

0,021

0,501

0,617

0,953

1,049

X66

0,505

0,040

0,569

12,727

0,000

0,801

1,248

a. Dependent Variable: Y

  • Từ kết quả trên xây dựng được phương trình hồi quy như sau:

Y= -0,109X11 + 0,197X22 + 0,143X44 + 0,505X66

Trong đó:

Y là biến phụ thuộc (Đánh giá chung về chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam).

Điều này có nghĩa là:

Mức giá cả (X11) có hệ số là -0,109, cho thấy với mức giá cả hiện nay thì khách hàng chưa thực sự hài lòng với chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam.

Sự đáp ứng (X22) có hệ số là 0,197, phản ánh rằng sự đáp ứng có mối tương quan thuận đối với chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam.

Độ tin cậy (X44) có hệ số là 0,143, phản ánh rằng độ tin cậy có mối tương quan thuận đối với chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam.

Trang thiết bị (X66) có hệ số là 0,505, phản ánh rằng khách hàng rất quan tâm đến hệ thống trang thiết bị và cơ sở vật chất của các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam.

4. Giải pháp

Giải pháp về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

Theo kết quả nghiên cứu, yếu tố về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của các doanh nghiệp tại Việt Nam còn rất hạn chế, trong khi nhân tố này có mức độ tác động mạnh nhất đến chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp. Hệ thống kho bãi, bãi đậu container, các Depot, các trung tâm Logistics hiện nay mang tính tự phát cao, chưa được quy hoạch khoa học làm cho xe tải, xe tải nặng, xe container lưu thông ra vào các hệ thống này ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình giao thông. Các cơ quan ban ngành cần khẩn trương quy hoạch hệ thống này một cách khoa học, nhằm phát huy được tiềm năng kinh tế của Việt Nam và đảm bảo tình hình giao thông cho người dân.

Bên cạnh đó, cần đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải, phương tiện nâng hàng, hạ hàng, hệ thống kho bãi và hệ thống đóng gói, hệ thống chia và chọn địa điểm thích hợp, phải có hệ thống phòng chống cháy nổ, hệ thống chiếu sáng phải đủ lượng ánh sáng, mỹ quan đẹp, xe ra vào thuận tiện. Thực hiện bảo trì và sửa chữa định kỳ giúp đảm bảo phương tiện vận chuyển hoạt động tốt, giảm thiểu sự cố và an toàn trong quá trình vận chuyển. Việc bảo trì và sửa chữa định kỳ cũng giúp gia tăng tuổi thọ của phương tiện vận chuyển, giảm chi phí sửa chữa và thay thế phương tiện mới. Căn cứ tình hình kinh doanh, doanh nghiệp cần đầu tư thêm, đầu tư định kỳ vào các phương tiện vận chuyển hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu, an toàn nhằm phục vụ cho các dịch vụ vận tải có yêu cầu cao hơn. Hơn nữa, bất cứ kho Logistics nào cũng phải có quy định chuẩn như độ ẩm, nhiệt độ,... các kho phải đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng thì khách hàng mới hợp tác. Các mặt hàng đặc trưng cần thiết thì bắt buộc kho hàng cũng phải có các giấy phép về an toàn thực phẩm, thú y, an toàn lao động,... theo đúng yêu cầu của khách hàng. Thông thường khi tiếp xúc khách hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics phải đưa ra tất cả các năng lực về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật mà doanh nghiệp mình có thể cung cấp và quy trình vận hành tiêu chuẩn.

Nâng cao độ tin cậy và sự đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng

Các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam cần phát triển mối quan hệ bằng cách tham gia vào các hiệp hội và diễn đàn về Logistics, như: Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam; Diễn đàn Logistics Việt Nam; Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam; Hiệp hội Vận tải Đường sắt Việt Nam; Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế;... Đây sẽ là những nơi có thể giúp doanh nghiệp tận dụng các cơ hội để kết nối với các chuyên gia và doanh nghiệp khác trong ngành. Điều này có thể giúp tăng cường hiểu biết về xu hướng mới nhất, các giải pháp và công nghệ mới trong lĩnh vực Logistics. Bên cạnh đó, các hiệp hội còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các kiến nghị lên Chính phủ và các tổ chức liên quan để cải thiện môi trường kinh doanh và tạo ra cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các hiệp hội và diễn đàn còn cung cấp cho doanh nghiệp các hoạt động giao lưu, hội thảo, triển lãm,... để tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp cùng học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm. Các diễn đàn quốc tế còn đồng thời giúp doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác kinh doanh từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Từ mối quan hệ như vậy sẽ tăng mức độ tin cậy cho khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam có thể áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để tăng mức độ tin cậy của các dịch vụ và giảm rủi ro cho các bên. Xác định các yêu cầu về an ninh chuỗi cung ứng, bao gồm các quy trình và phương pháp để đảm bảo an ninh và kiểm soát rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa; tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường, đặt ra các yêu cầu để quản lý và giảm thiểu tác động của các hoạt động vận chuyển và Logistics đến môi trường; tiêu chuẩn ISO 27001:2013 đặt ra các yêu cầu về quản lý an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu trong các hoạt động Logistics, bao gồm các hệ thống thông tin, phần mềm và thiết bị kỹ thuật số... Việc áp dụng các tiêu chuẩn này sẽ giúp các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam tăng cường khả năng quản lý, kiểm soát rủi ro và cải thiện chất lượng dịch vụ, đồng thời nâng cao sự tin tưởng của khách hàng và đối tác.

5. Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu thương mại giữa các tỉnh, thành phố với nhau, giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ là hoạt động tất yếu. Nếu hoạt động Logistics thông suốt trong toàn chuỗi và mang lại hiệu quả cao thì hoạt động Logistics sẽ trực tiếp giúp cho các doanh nghiệp, các ngành nghề sản xuất - kinh doanh phát triển. Nếu Logistics bị tắc nghẽn, bị ngưng trệ, sẽ làm cho việc giao thương hàng hóa gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của mỗi quốc gia và thế giới. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics là việc làm mang tính chiến lược, giúp cho quá trình phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp được dễ dàng và thị trường kinh doanh quốc tế cũng được mở rộng và phát triển.

Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thủ Dầu Một; Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistic Việt Nam (VALOMA); Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và lãnh đạo các doanh nghiệp đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn thành đề tài này.

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Thủ Dầu Một trong đề tài mã số DT.22.2-022.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Dabholkar, P. A., Shepherd, C. D., Thorpe, D. I. (2000). A comprehensive framework for service quality: An investigation of critical conceptual and measurement issues through a longitudinal study. Journal of Retailing, 76 (2) (2000), 131-9.
  2. (19) Gromross, C., (1984). A service quality model and its marketing implications. European Journal of Marketing. 18(4), 36-44.
  3. Nguyen, Han Khanh, (2021). Application of Mathematical Models to Assess the Impact of the COVID-19 Pandemic on Logistics Businesses and Recovery Solutions for Sustainable Development. Mathematics 9, no. 16: 1977. https://doi.org/10.3390/math9161977.
  4. Nguyen, Han-Khanh, (2022). A 3-Dimensional Frame of Reference for Prevention of Risk in Supply Chain. Journal of Risk and Financial Management 15, no. 3: 142. https://doi.org/10.3390/jrfm15030142.
  5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Thống kê.

SOLUTIONS FOR IMPROVING THE SERVICE QUALITY OF VIETNAMESE LOGISTICS ENTERPRISES

Ph.D. Nguyen Han Khanh1

Pham Quang Long1

1Faculty of Economics, Thu Dau Mot University

ABSTRACT:

This study analyzes the factors affecting the service quality of logistics enterprises in Vietnam. This study is expected to provide Vietnamese logistics enterprises with insight into customers' views on logisitcs services. The study’s findings are a basis for logistics enterprises to develop appropriate business development strategies for improving their service quality, better meet customer needs, strengthen their competitiveness in the context of Vietnam’s international economic integration process.

Keywords: service quality, logistics service, sustainability, corporate governance.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 7 tháng 3 năm 2023]

Tạp chí Công Thương