EU thay đổi một số điểm trong GSP

Chương trình ưu đãi thuế quan chung (GSP) cho phép các nước đang phát triển hưởng thuế suất thấp hơn cho một số hoặc tất cả các mặt hàng xuất khẩu vào EU. Năm 2009, mặt hàng nhập khẩu được hưởng GSP c

Mới đây EU lên kế hoạch tập trung vào ưu đãi nhập khẩu từ các nước đang phát triển thực sự có nhu cầu. EU sẽ giới hạn áp dụng GSP, theo đó sẽ chỉ ưu đãi các mức thuế cụ thể cho 80 nước đang phát triển dưới dạng giảm thuế hoặc thuế bằng 0, hoặc hạn ngạch để tính đến việc các nước đang phát triển khác đã có những lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường toàn cầu. Hơn nữa, trong quy định GSP+ về bổ sung ưu đãi nhượng bộ thương mại cho các quốc gia dễ bị tổn thương trong thương mại thế giới, Ủy ban châu Âu khuyến khích các nước tôn trọng các hiệp ước quốc tế về nhân quyền, tiêu chuẩn lao động, môi trường và quản lý tốt.

Cao ủy Thương mại EU, ông Karel De Gucht phát biểu rằng: “Cân bằng thương mại toàn cầu đã chuyển biến lớn trong những thập kỷ vừa qua”. Thuế quan thế giới giảm thấp. Nếu chúng tôi ưu đãi thuế trong môi trường cạnh tranh như thế này thì những quốc gia thực sự cần nhất sẽ thu được lợi ích lớn nhất. Thương mại và phát triển song hành với nhau cùng ưu đãi thuế quan là một phần nhỏ trong chương trình lớn hơn của chúng tôi để giúp các nước nghèo hơn tiến bộ trên thị trường thế giới”.

Ngày 10/5, Ủy ban châu ÂU (EC) đã trình Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu ÂU xem xét dự thảo Quy định mới về cho hưởng Ưu đãi Thuế quan chung (GSP) của EU. EU đã quyết định gia hạn thời gian áp dụng quy định GSP hiện hành thêm 2 năm nữa, nên quy định mới sẽ dự kiến được áp dụng từ năm 2014.

Những thay đổi chính trong GSP+ như sau: 

1. Giảm số lượng các nước đang phát triển được hưởng GSP. 

Duy trì mặt hàng và mức được hưởng ưu đãi GSP như hiện nay nhưng giảm số nước được hưởng GSP từ 176 xuống còn 80 nước. Những nước đang phát triển mà đã có sức cạnh tranh toàn cầu và có thu nhập bình quân đầu người trên trung bình theo xếp loại của Ngân hàng Thế giới (WB) trong 3 năm trước thời điểm xem xét lại danh sách được hưởng GSP (trước tháng giêng hàng năm) thì sẽ không được hưởng GSP nữa. Ví dụ những nước như Kuwait, Nga, Ả rập Xê út và Qatar).

Ngoài ra, những nước đã được hưởng những ưu đãi vào thị trường EU tương tự như GSP chẳng hạn như một Hiệp định Thương mại tự do hoặc một cơ chế thương mại đặc biệt nào đó… cũng sẽ không được hưởng GSP nữa.

2. Dùng GSP+ để thúc đẩy các nước thực hiện công ước quốc tế về nhân quyền, tiêu chuẩn lao động, môi trường và quản lý công:

EU có thể xem xét cho hưởng thuế GSP+ ưu đãi hơn thuế GSP vào bất kỳ thời điểm nào thay vì 1,5 năm/lần như trước đây. Tuy nhiên, nước muốn được hưởng GSP+ phải cam kết hợp tác hiệu quả và toàn diện với các tổ chức quốc tế, thực hiện các công ước quốc tế. EU sẽ tăng cường giám sát và kiểm tra đồng thời có cơ chế dừng cho hưởng GSP+ ngay khi EU cho là cần thiết.

3. Tăng cường hiệu quả của các ưu đãi thương mại cho các nước chậm phát triển: Giảm số nước được hưởng gSP sẽ làm giảm áp lực cạnh tranh cho các nước này tại thị trường EU.

4. Tăng cường khả năng dự báo, minh bạch và ổn định của hệ thống GSP: Hệ thống này có thể chấm dứt bất cứ lúc nào thay cho việc xem xét 3 năm 1 lần hiện nay. Tạo điều kiện hấp dẫn các nhà nhập khẩu mua hàng của các nước được hưởng GSP…

Mặc dù Dự thảo Quy chế GSP mới của EU sẽ còn được thảo luận tại Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu, với mục tiêu được thông qua trước 1/1/2014, nhưng có thể sơ bộ dự đoán tác động đối với ta như sau:

Đến năm 2014, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách được hưởng ưu đãi GSP của EU. Tuy nhiên, EU sẽ tiếp tục áp dụng cơ chế “trưởng thành”: không cho hưởng ưu đãi GSP đối với một “Mục” của Biểu thuế trong trường hợp nhập khẩu được ưu đãi của GSP từ một nước có thị phần trong tổng nhập khẩu được hưởng GSP đạt tới 17,5%. Riêng với hàng dệt may thì giới hạn này là 14,5%. Tuy iêu chí “trưởng thành” được EU nâng lên đôi chút từ 12,5% lên 14,5% đối với hàng dệt may và từ 15% lên 17,5% đối với các nhóm hàng còn lại nhưng trong thực tế thách thức đối với Việt Nam lại tăng lên đáng kể vì: (i) EU mở rộng diện các Mục có thể bị “trưởng thành” từ 21 lên 32; (ii) do rất nhiều nước đang phát triển có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam sẽ không được hưởng GSP của EU nữa nên thị phần hàng nhập từ Việt Nam sẽ tăng lên rất nhiều trong tổng nhập khẩu được hưởng GSP của EU và rất dễ đạt tới ngưỡng “trưởng thành”. Do đó, từ 2014, nguy cơ EU không cho một vài mặt hàng chủ lực của ta hưởng ưu đãi GSP (như hiện nay đang không cho Mục XII – chủ yếu là giày dép của ta hưởng ưu đãi GSP) có thể sẽ cao hơn.

  • Tags: