Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn Hồ Chí Minh

NGUYỄN VĂN THANH (Học viên Cao học ngành Kế toán, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh (UEF))

TÓM TẮT:

Trong bài viết này, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm xây dựng cũng như kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong hoạt động này, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của các đơn vị. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 5 nhân tố tác động, cụ thể là Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát.

Từ khóa: kiểm soát nội bộ, các khoản chi thường xuyên, ngân sách nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp.

1. Đặt vấn đề

Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng QLNN, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn ngân sách nhà nước để chi cho đầu tư phát triển, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của nhà nước.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực chi ngân sách nhà nước nói chung và việc kiểm soát các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp nói riêng tại các KBNN. Mặc dù vậy, quá trình thực hiện việc kiểm soát các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh mặc dù đã có cơ chế khoán, tự chủ, tự chịu trách nhiệm sử dụng biên chế và kinh phí hoạt động, nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập như: tình trạng tham nhũng, lãng phí ngân sách nhà nước, chưa tạo sự chủ động cho các cơ quan hành chính trong việc sử dụng kinh phí được cấp theo dự toán,... Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ (kiểm soát nội bộ) các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước (ngân sách nhà nước) của các cơ quan hành chính sự nghiệp (hành chính sự nghiệp) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong hoạt động này là cần thiết.

2. Cơ sở lý thuyết

2.1. Giới thiệu về kiểm soát nội bộ trong khu vực công

Khái niệm kiểm soát nội bộ trong khu vực công

Theo tài liệu hướng dẫn của Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao INTOSAI được cập nhật lại vào năm 2013, trình bày về định nghĩa về kiểm soát nội bộ như sau: “kiểm soát nội bộ là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức”.

Theo INTOSAI (2013), một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả phải đáp ứng những mục tiêu sau: (1) Thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cương, có đạo đức, có tính kinh tế, hiệu quả và thích hợp; (2) Thực hiện đúng trách nhiệm; (3) Tuân thủ theo pháp luật hiện hành và các nguyên tắc, quy định; (4) Bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất. Theo đó, mục tiêu cốt lõi của kiểm soát nội bộ đó chính là tầm quan trọng của hành vi đạo đức cũng như sự ngăn chặn và phát hiện sự gian dối, tham nhũng, từ đó nhằm đảm bảo ngân sách được sử dụng đúng mục đích, các tài sản không bị thất thoát hay lãng phí giúp cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như tăng cường sự giám sát của tổ chức. Mục tiêu của tài liệu này là thiết lập và duy trì kiểm soát nội bộ hữu hiệu trong khu vực công.

Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công

Dựa trên nền tảng báo cáo COSO, hướng dẫn về kiểm soát nội bộ của INTOSAI năm 2013 đưa ra các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ gồm 5 yếu tố, cụ thể như sau:

- Môi trường kiểm soát: phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức của mọi người trong đơn vị, là nền tảng cho các bộ phận khác của kiểm soát nội bộ. Các nhân tố chính của môi trường kiểm soát là: Tính chính trực và giá trị đạo đức của những người liên quan đến quá trình kiểm soát; Sự cam kết về năng lực giúp nhân viên có được kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện được nhiệm vụ; Triết lý và phong cách điều hành của những người đứng đầu đơn vị ảnh hưởng đến môi trường kiểm soát và tác động đến việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị; Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán định hướng và giám sát sự tuân thủ pháp luật và lập báo cáo tài chính; Cơ cấu tổ chức là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong đơn vị; Phân định quyền hạn và trách nhiệm là việc xác định mức độ tự chủ, quyền hạn của từng cá nhân hay từng nhóm trong việc đề xuất và giải quyết vấn đề, trách nhiệm báo cáo đối với các cấp có liên quan, được xem là phần mở rộng của cơ cấu tổ chức; Chính sách nhân sự thể hiện việc tuyển dụng, huấn luyện, bổ nhiệm, đánh giá, sa thải, khen thưởng và kỷ luật, một chính sách nhân sự hiệu quả phải đảm bảo được năng lực và phẩm chất đạo đức của nhân viên khi họ thực hiện các chức năng và nhiệm vụ tương xứng với vị trí công tác của mình.

- Đánh giá rủi ro: là quá trình nhà quản lý dựa trên mục tiêu đã xác định để nhận biết và phân tích các rủi ro có thể phát sinh trong các hoạt động làm cho các mục tiêu của đơn vị có thể không đạt được, từ đó có các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro ở mức có thể chấp nhận được.

- Hoạt động kiểm soát: là những chính sách và thủ tục được thực hiện đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện, là các hành động cần thiết để đối phó với rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Hoạt động kiểm soát tồn tại ở mọi bộ phận và mọi cấp độ tổ chức trong một đơn vị. Các loại hoạt động kiểm soát chủ yếu của đơn vị bao gồm: Phân chia trách nhiệm đầy đủ giữa các bộ phận, giữa các chức năng; Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và các nghiệp vụ; Kiểm soát hệ thống chứng từ, sổ sách; Phê chuẩn đúng đắn các nghiệp vụ hoặc hoạt động; Kiểm soát vật chất đảm bảo tài sản của đơn vị được bảo vệ; Phân tích rà soát nhằm phát hiện ra các biến động bất thường để có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

- Thông tin và truyền thông: là điều kiện không thể thiếu trong việc thiết lập, duy trì và nâng cao năng lực kiểm soát của đơn vị thông qua việc hình thành các báo cáo để cung cấp thông tin về các hoạt động cho các đối tượng sử dụng cả bên trong và bên ngoài đơn vị. Trong hệ thống thông tin, hệ thống thông tin kế toán là một phân hệ quan trọng với mục tiêu hướng đến Báo cáo tài chính. Truyền thông là một thuộc tính của hệ thống thông tin nhưng được nêu ra để nhấn mạnh vai trò của việc truyền đạt thông tin, đảm bảo các kênh thông tin trong nội bộ được tổ chức một cách hữu hiệu, đồng thời các thông tin bên ngoài cũng được tiếp nhận, phản hồi trung thực, đầy đủ, kịp thời và phù hợp với yêu cầu của pháp luật.

- Giám sát: là quá trình nhà quản lý đánh giá chất lượng hoạt động của kiểm soát nội bộ trong từng giai đoạn. Điều quan trọng trong giám sát là phải đánh giá kiểm soát nội bộ có được thiết lập và vận hành hữu hiệu hay không và có cần thiết phải sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đơn vị hay không. Để đạt hiệu quả tốt, nhà quản lý cần thực hiện giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ.

2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về kiểm soát nội bộ trong khu vực công, điều này được thể hiện ở một số công trình tiêu biểu như sau:

Nghiên cứu của Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009) đã đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các dự án khu vực công được Uganda tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi, bao gồm các biến độc lập là các thành phần của kiểm soát nội bộ (bổ sung thêm biến công nghệ thông tin theo COBIT) đều có tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các dự án và theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: (1) môi trường kiểm soát, (2) đánh giá rủi ro, (3) hệ thống thông tin truyền thông, (4) các hoạt động kiểm soát, (5) giám sát, (6) công nghệ thông tin. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một số thành phần của kiểm soát nội bộ dẫn đến kết quả vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ chưa đạt được sự hữu hiệu, hay nói cách khác là cần vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ của một tổ chức một cách đầy đủ các yếu tố cấu thành nên nó sẽ phát huy được tính hữu hiệu tốt hơn.

Trong nghiên cứu của Rahahleh, M. (2011), bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả đã phát hiện ra rằng hoạt động kiểm soát nội bộ trong các tổ chức công cộng Jordan còn tồn tại rất nhiều vấn đề và điều này làm cho hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém. Nguyên nhân của sự yếu kém này chủ yếu do thiếu lực lượng lao động có trình độ; tổ chức không tiến hành cải tiến các thành phần chính của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị; tổ chức không có khả năng sử dụng các công cụ kỹ thuật cần thiết trong kiểm soát nội bộ ở khía cạnh thông tin và truyền thông và thiếu nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực kiểm soát nội bộ của tổ chức, từ đó đề xuất các giải pháp để cải thiện các tồn tại trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ cho các tổ chức công cộng tại Jordan, trong đó cần ưu tiên quan tâm đến yếu tố môi trường kiểm soát và công tác đánh giá rủi ro.

Nghiên cứu của Babatunde & Shakirat Adepeju (2013) đã khẳng định hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công của Nigeria ảnh hưởng tích cực đến trách nhiệm giải trình tài chính. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả khuyến nghị Chính phủ nên áp dụng hình phạt nghiêm ngặt nhằm gia tăng tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công của Nigeria; điều này cho thấy tác giả ưu tiên quan tâm đến việc tăng cường hiệu quả hoạt động của yếu tố môi trường kiểm soát.

Nghiên cứu của Shakirat và cộng sự (2014) đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ về quản lý dự án vốn trong khu vực công ở Nigeria, từ đó tác giả khuyến cáo tuân thủ nghiêm ngặt các hoạt động kiểm soát nội bộ ở tất cả các yếu tố cấu thành để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như bảo đảm lợi ích của cộng đồng.

3. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

3.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 bước: (1) Bước 1: Nghiên cứu định tính bằng xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo và các biến quan sát và hiệu chỉnh biến quan sát phù hợp với thực tế. (2) Bước 2: Nghiên cứu định lượng: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các nhân tố được cho là phù hợp; đồng thời sử dụng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Thông qua lược khảo các tài liệu nghiên cứu liên quan và quy định về kiểm soát nội bộ trong khu vực công, tác giả xác định có 5 nhân tố độc lập với 23 biến quan sát được cho là có tác động đến việc một biến phụ thuộc là “Tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” với 4 biến quan sát.

3.2. Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu

Để phục vụ nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập gồm cả dữ liệu thứ cấp để tìm hiểu thực trạng tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và dữ liệu sơ cấp nhằm phục vụ kiểm định mô hình nghiên cứu.

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp sưu tầm tài liệu, phương pháp phỏng vấn. Nội dung các câu hỏi là các biến quan sát đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị và sử dụng thang đo 5 Likert cho toàn bộ bảng hỏi: 1 - hoàn toàn không đồng ý, 2 - không đồng ý, 3 - bình thường, 4 - Đồng ý, 5 - Hoàn toàn đồng ý. Đối tượng khảo sát là thành viên ban lãnh đạo, kế toán trưởng và cán bộ viên chức có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên và có sự am hiểu nhất định về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị mình công tác.

Để sử dụng kiểm định EFA, kích thước mẫu phải lớn. Theo quan điểm của Bollen (1989), kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần ước lượng đối với các biến độc lập. Theo đó, nghiên cứu này có 21 câu hỏi tương ứng với 21 biến quan sát, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 21x5 = 105. Để đạt được tối thiểu 105 quan sát, tác giả đã gửi 180 bảng câu hỏi từ tháng 1/2023 đến tháng 3/2023 qua phần mềm Google Docs Form đến các đơn vị hành chính sự nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nhận được 158 phiếu khảo sát, trong đó có 13 phiếu bị loại do không hợp lệ (chủ yếu là do thiếu thông tin). Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích là 145 phiếu.

3.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Thông qua các bước nghiên cứu, tác giả xác định được 5 nhân tố với 21 biến quan sát tác động tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, do vậy mô hình nghiên cứu được đề xuất như Hình 1.

Kiểm soát nội bộ

Giả thuyết nghiên cứu:

H1 (+): Môi trường kiểm soát có tác động cùng chiều đối với tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

H2 (+): Đánh giá rủi ro có tác động cùng chiều đối với tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

H3 (+): Hoạt động kiểm soát có tác động cùng chiều đối với tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

H4 (+): Thông tin và truyền thông có tác động cùng chiều đối với tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

H5 (+): Giám sát có tác động cùng chiều đối với tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu

Căn cứ số liệu khảo sát, tác giả thực hiện việc xử lý dữ liệu phần mềm SPSS Statistics 22.0 để phân tích độ tin cậy của các nhân tố cũng như các tiêu chỉ đo lường nhân tố, đồng thời áp dụng phương pháp thống kê để tổng hợp, so sánh nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thông qua các kiểm định của mô hình.

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Kiểm định chất lượng thang đo

Bảng 1. Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng

hệ số Cronbach Alpha

STT

Nhóm biến

Số biến quan sát

Cronbach Alpha

1

Môi trường kiểm soát

4

0.816

2

Đánh giá rủi ro

4

0.866

3

Hoạt động kiểm soát

4

0.846

4

Thông tin và truyền thông

4

0.790

5

Giám sát

5

0.784

6

Tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

4

0.747

Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở Bảng 1 ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0.6. Như vậy, hệ thống thang đo được xây dựng gồm 6 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 25 biến quan sát đặc trưng.

4.2. Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập

- Kiểm định tính thích hợp EFA: (Bảng 2)

Bảng 2. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần

Hệ số KMO

0.736

Kiểm định Barlett

Giá trị Chi bình phương xấp xỉ

1265.221

df

210

Sig.

.000

Ta có KMO = 0.736 thỏa điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1 nên phân tích nhân tố được chấp nhận với dữ liệu nghiên cứu. Sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.05 cho thấy kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.

Bảng 3. Tổng phương sai trích

Nhân tố

Giá trị Eigenvalues

Chỉ số sau khi trích

Chỉ số sau khi xoay

Tổng cộng

% của phương sai

% tích lũy

Tổng cộng

% của phương sai

% tích lũy

Tổng cộng

% của phương sai

% tích lũy

1

3.591

17.098

17.098

3.591

17.098

17.098

2.908

13.850

13.850

2

3.316

15.792

32.890

3.316

15.792

32.890

2.856

13.598

27.447

3

2.420

11.526

44.416

2.420

11.526

44.416

2.760

13.142

40.589

4

2.330

11.096

55.511

2.330

11.096

55.511

2.618

12.467

53.056

5

2.027

9.651

65.162

2.027

9.651

65.162

2.542

12.106

65.162

6

0.978

4.657

69.820

 

 

 

 

 

 

Từ kết quả bảng số liệu Bảng 3 sau khi chạy Fixed number of factors ta thấy phương sai trích là 65.162% > 50% đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 5 nhân tố được rút trích ra từ 23 biến quan sát. Điều này cũng có nghĩa 5 nhân tố rút trích ra thể hiện khả năng giải thích được 65.162% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể.

- Kết quả mô hình EFA: (Bảng 4)

Bảng 4. Ma trận xoay nhân tố

 

Component

1

2

3

4

5

DGRR2

0.864

 

 

 

 

DGRR4

0.860

 

 

 

 

DGRR1

0.826

 

 

 

 

DGRR3

0.807

 

 

 

 

HDKS1

 

0.857

 

 

 

HDKS3

 

0.835

 

 

 

HDKS2

 

0.796

 

 

 

HDKS4

 

0.786

 

 

 

HDGS1

 

 

0.800

 

 

HDGS2

 

 

0.776

 

 

HDGS3

 

 

0.731

 

 

HDGS4

 

 

0.699

 

 

HDGS5

 

 

0.622

 

 

MTKS1

 

 

 

0.841

 

MTKS2

 

 

 

0.823

 

MTKS3

 

 

 

0.764

 

MTKS4

 

 

 

0.761

 

TTTT1

 

 

 

 

0.815

TTTT3

 

 

 

 

0.797

TTTT4

 

 

 

 

0.763

TTTT2

 

 

 

 

0.748

Theo kết quả Bảng 4, ta thấy hệ số tải nhân tố (factor loading) của các biến (>0,5) và hiệu số giữa các thành phần trong cùng yếu tố lớn hơn 0,3. Như vậy, thang đo được chấp nhận và 23 biến quan sát được gom thành 05 nhóm, đó là Môi trường kiểm soát (4 biến; Đánh giá rủi ro (4 biến); Hoạt động kiểm soát (4 biến; Thông tin và truyền thông (4 biến); Giám sát (5 biến).

4.3. Phân tích khám phá EFA cho bih 05 nhóm, in

Kết quả kiểm định Bartlett's Bảng 5 cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.000<0.05). Đồng thời, hệ số KMO = 0.750 lớn hơn 0.5 (> 0.5), chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích. Mặt khác, kết quả ở Bảng 6 cho thấy với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 1 nhân tố được rút trích ra từ các biến quan sát. Phương sai trích là 57.542% > 50% là đạt yêu cầu.

Bảng 5. H.ng 0% là đạt yêu cầu từ các biến quan sát.

Hệ số KMO

0.750

 

Kiểm định Barlett

Giá trị Chi bình phương xấp xỉ

149.019

 

Df

6

 

Sig.

0.00

 

 

Bảng 6. Tổng phương sai trích

Nhân tố

Giá trị Eigenvalues

Chỉ số sau khi trích

Tổng cộng

% của phương sai

% tích lũy

Tổng cộng

% của phương sai

% tích lũy

1

2.302

57.542

57.542

2.302

57.542

57.542

2

.673

16.822

74.364

 

 

 

                   

- Phân tích hồi quy bội

Sau tương quan Pearson ta thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính bội để đánh giá sự ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình.

Bảng 7. Tóm tắt mô hình hồi quy

Mô hình

Trị giá R

R bình phương

R bình phương hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng

Giá trị Durbin-Watson

1

.865a

0.748

0.739

0.396

2.231

a. Predictors: (Constant), MTKS, DGRR, HDKS, TTTT, HDGS

b. Dependent Variable: kiểm soát nội bộ

Bảng 7 cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0.748 > 0.5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra, hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0.739. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 71.5%. Điều này cho biết khoảng 73.9% sự biến thiên của biến phụ thuộc (kiểm soát nội bộ) là do tác động của 5 biến độc lập (MTKS, DGRR, HDKS, TTTT, HDGS), các phần còn lại là do của các yếu tố khác. Kiểm định Durbin Watson = 2.231 trong khoảng 1< D < 3 nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư.

Bảng 8. Hệ số hồi quy

Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

T

Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B

Sai số chuẩn

Beta

Độ chấp nhận

VIF

Hệ số phóng đại phương sai

1

(Constant)

-1.719

0.261

 

-6.588

0.000

 

 

MTKS

0.494

0.052

0.435

9.572

0.000

0.879

1.137

DGRR

0.269

0.052

0.235

5.184

0.000

0.883

1.133

HDKS

0.255

0.056

0.220

4.564

0.000

0.781

1.280

TTTT

0.235

0.042

0.265

5.601

0.000

0.813

1.230

HDGS

0.195

0.042

0.211

4.606

0.000

0.864

1.157

Hệ số VIF các biến độc lập <10 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0, như vậy tất cả các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc. Dựa vào độ lớn của hệ số Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh đến yếu của các biến độc lập tới biến phụ thuộc kiểm soát nội bộ là: MTKS > GS > DGRR > HDKS > TTTT.

Phương trình hồi quy:

kiểm soát nội bộ = 0.435xMTKS + 0.265xTTTT + 0.235xDGRR + 0.220xHDKS+ 0.211xHDGS

5. Kết luận và hàm ý chính sách

Thông qua các kiểm định của mô hình nghiên cứu, có thể khẳng định có 5 nhân tố tác động đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh theo thứ tự từ cao đến thấp như Bảng 9.

Bảng 9. Mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc

Biến độc lập

Hệ số beta chuẩn hóa

Hệ số Sig.

Thứ tự tác động

Môi trường kiểm soát (MTKS)

0.435

0.001<0.05

1

Đánh giá rủi ro (DGRR)

0.235

0.000<0.05

3

Hoạt động kiểm soát

0.220

0.000<0.05

4

Thông tin và truyền thông (TTTT)

0.265

0.000<0.05

2

Giám sát (GS)

0.211

0.001<0.05

5

Xuất phát từ kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ở trên, tác giả đưa ra một số đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như sau:

Thứ nhất: Các đơn vị cần áp dụng đúng đắn các nguyên tắc bất kiêm nhiệm, phân công phân nhiệm, ủy quyền và phê chuẩn trong thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát. Thiết kế và vận hành các thủ thục kiểm soát đối với các hoạt động dịch vụ của cán bộ công chức đối với khách hàng, áp dụng tốt nguyên tắc phân công, trách nhiệm nhằm xác định rõ trách nhiệm của các bộ phận. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện thủ tục kiểm soát đối với các hoạt động cơ bản. Quá trình hoạt động và các nguồn lực đảm bảo việc thực hiện quá trình hoạt động phải luôn được lãnh đạo đơn vị quan tâm, coi trọng kiểm tra, kiểm soát cụ thể: thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát đối với tài sản trong quá trình quản lý và sử dụng; thiết kế và vận hành thủ tục trong kiểm soát chi phí; vận hành thủ tục kiểm soát trong hoạt động thu - chi của đơn vị.

Thứ hai: Nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các đơn vị hành chính sự nghiệp TP. Hồ Chí Minh nên đưa chức năng quản trị rủi ro vào chức năng hoạt động của đơn vị để nhận diện, đánh giá rủi ro từ các bộ phận phòng, ban, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát chi ngân sách. Tăng cường công tác nhận diện rủi ro ở các mặt hoạt động kiểm soát chi ngân sách của cơ quan. Rủi ro có thể xảy ra ở tất cả các mặt hoạt động của cơ quan, vì vậy khi triển khai một nhiệm vụ gì, phải nhận diện các rủi ro ở từng khâu thực hiện để đánh giá rủi ro và có biện pháp phòng ngừa. Con người luôn được đánh giá là yếu tố quyết định cho sự thành công của một tổ chức. Trong bất cứ hoạt động nào, người ta cũng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố con người, trong công tác kiểm soát chi thường xuyên cũng không ngoại lệ, năng lực, trình độ và phẩm chất của lực lượng cán bộ làm công tác kiểm soát chi là yếu tố có vai trò quan trọng đối với hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ chi ngân sách, đòi hỏi đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên phải đạt được các yêu cầu sau: có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc về lĩnh vực chi ngân sách nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói riêng, có khả năng làm chủ được công nghệ cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong lĩnh vực kiểm soát chi, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh nghề nghiệp và văn hoá trong ứng xử, giao tiếp. Kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước theo mức độ rủi ro, cần phân tích mức độ rủi ro các khoản chi ngân sách nhà nước. Khi đã xác định được mức độ rủi ro, cần có các cơ chế kiểm soát cho phù hợp với từng loại. Đối với các khoản chi ngân sách nhà nước rủi ro cao cần phải kiểm soát tất cả các khoản chi đó, đối với các khoản chi ngân sách nhà nước ít rủi ro thì cần kiểm soát chọn mẫu hoặc thanh toán trước kiểm soát sau.

Thứ ba: Các đơn vị cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông thông tin đầy đủ, rõ ràng và kịp thời đến cán bộ công chức và cộng đồng thông qua nhiều phương tiện khác nhau; đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ vào trong lĩnh vực này. Theo đó, đơn vị cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân, tổ chức để phụ trách mảng thông tin truyền thông trong phạm vị toàn đơn vị cũng như phạm vi từng bộ phận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Amudo, A. & Inanga, E. L (2009), Evaluation of Internal Control Systems: A Case Study from Uganda.
  2. Babatunde, Shakirat Adepeju (2013), Stakeholders perception on the effectiveness of internal control system on financial accountability in the Nigerian public sector, International Journal of Business and Management Invention ISSN (Online): 2319 - 8028, ISSN (Print): 2319 - 801X www.ijbmi.org Volume 2 Issue 1, January. 2013, PP.16-33.
  3. Bollen, K.A. (1989), Structural Equations with Latent Variables. John Wiley and Sons, Inc., New York.
  4. Báo cáo INTOSAI (2013).
  5. Shakirat Adepeju Babatunde & Kabiru Isa Dandago (2014), Internal Control System Deficiency and Capital Project Mis management in the Nigerian Public Sector, Procedia - Social and Behavioral Sciences 164 208 - 221.
  6. Rahahleh, M. (2011). The Impact of Multiple Authorities that Conduct Internal Control on Public Fund in the Control Process in Jordan. European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, 28, 44-60.

Factors affecting the efficiency of internal control over the recurrent expenditures from the state budget at public non-business agencies in Ho Chi Minh City

Master’s student Nguyen Van Thanh

Faculty of Accounting, Ho Chi Minh City University of Economics and Finance

ABSTRACT:

In this study, both qualitative and quantitative research methods are used to build and test the proposed research model of factors affecting the effectiveness of internal control over the recurrent expenditures from the state budget at public non-business agencies in Ho Chi Minh City. Based on the study’s analysis, some management implications are proposed to improve the effectiveness of these agencies’ internal control over the recurrent expenditures from the state budget.  This study is expected to help these agencies improve their financial management. The study finds out that there are five factors affecting the effectiveness of internal control over the recurrent expenditures, namely: control environment, risk assessment, control activities, information and communication, and monitor.

Keywords: internal control, recurrent expenditures, state budget, public non-business agencies.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 9  tháng 4 năm 2023]

Tạp chí Công Thương