Apple cảnh báo 13 ứng dụng dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng

Apple và The Citizen Lab vừa phát hiện ra một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hàng triệu người dùng Internet.

Lỗ hổng bảo mật CVE-2023-4863 ảnh hưởng đến hàng loạt ứng dụng phổ biến, đơn cử như Google Chrome, Mozilla Firefox, Microsoft Edge cũng như các phần mềm OTT như Telegram, Signal và 1Password.

Lỗ hổng bảo mật liên quan đến việc các chương trình, ứng dụng không quản lý tốt bộ nhớ và cho phép ghi đè dữ liệu hệ thống quan trọng. Nếu khai thác thành công, tin tặc có thể chiếm quyền kiểm soát hệ thống từ xa, thay thế các tệp hệ thống bằng dữ liệu độc hại và khởi động các cuộc tấn công quy mô lớn hơn. Trong trường hợp này, lỗ hổng tồn tại trong codec WebP (libwebp).

Lỗ hổng WebP ảnh hưởng đến nhiều ứng dụng phổ biến. Ảnh minh họa
Lỗ hổng WebP ảnh hưởng đến nhiều ứng dụng phổ biến. (Ảnh minh họa)

WebP là một định dạng hình ảnh có khả năng nén cao do Google phát triển nhằm tối ưu hóa quá trình lướt web. Theo Google, hình ảnh WebP có kích thước trung bình nhỏ hơn 26% so với hình ảnh PNG và nhỏ hơn từ 25-34% so với hình ảnh JPEG.

Nhà phân tích Alex Ivanovs thuộc hãng tư vấn lập trình Stack Diary giải thích: “Nếu codec này bị tràn bộ đệm heap, kẻ tấn công có thể tạo ra một hình ảnh WebP độc hại mà khi người dùng xem thì sẽ bị khai thác lỗ hổng, gây hại cho máy tính hoặc bị đánh cắp thông tin”.

Ông lưu ý rằng đây là một mối đe dọa bảo mật lớn vì nó liên quan đến định dạng hình ảnh WebP. Trên thực tế, sự cố tồn tại trên mọi chương trình phần mềm hoặc ứng dụng sử dụng libwebp để hiển thị hình ảnh WebP.

Cùng với các ứng dụng nói trên, lỗ hổng WebP cũng ảnh hưởng đến ứng dụng Affinity, Gimp, Inkscape, LibreOffice, Thunderbird, ffmpeg, Honeyview và “rất nhiều ứng dụng Android cũng như các ứng dụng đa nền tảng được xây dựng bằng Flutter”, Ivanovs cho biết.

Nhóm Kiến trúc và Kỹ thuật Bảo mật của Apple (SEAR) đã phát hiện và báo cáo lỗ hổng WebP khi cộng tác với The Citizen Lab vào ngày 6 tháng 9 năm 2023.

Google đã xác nhận sự tồn tại của lỗ hổng WebP. Nếu đang sử dụng bất kỳ ứng dụng nào được đề cập trong bài viết này, bạn nên cập nhật phần mềm lên phiên bản mới nhất ngay lập tức. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ bị khai thác và giữ cho thiết bị của bạn an toàn hơn.

Trong lĩnh vực công nghệ blockchain nói riêng, Việt Nam hoàn toàn có lợi thế và đứng cùng điểm xuất phát với các nước trên thế giới. Việc nắm bắt được thời điểm và tập trung đầu tư hiệu quả vào lĩnh vực mới, sẽ là cơ hội đưa một đất nước đang phát triển lên sánh vai với các cường quốc công nghệ. 

Công nghệ blockchain và các yếu tố liên quan như tài sản số, nên được định nghĩa và ghi nhận một cách chính thức, làm tiền đề cho việc hợp pháp hóa và ban hành các chính sách liên quan. Bên cạnh đó, không kém phần quan trọng, là việc tuyên truyền đúng đắn qua các phương tiện truyền thông đại chúng: Vừa khuyến khích tìm hiểu về công nghệ mới, vừa khuyến cáo về giới hạn và rủi ro.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ blockchain, hơn bao giờ hết, cần có một hành lang pháp lý rõ ràng. Mỗi công ty khởi nghiệp phải dành rất nhiều thời gian để giải quyết vấn đề về cấu trúc doanh nghiệp và các vấn đề pháp lý liên quan.

Nhìn rộng ra, điều này khiến các đơn vị bận bịu với việc kiện toàn mô hình thay vì có nhiều không gian để mở rộng và bùng nổ. Một hành lang pháp lý dù có thể mở hay nghiêm ngặt, nhưng một khi đã rõ ràng, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc định hướng phát triển của các doanh nghiệp.

Không chỉ riêng Việt Nam, thế giới nói chung cũng đang còn loay hoay trong việc ban hành các thể chế và chính sách liên quan đến công nghệ mới. Chuyển đổi số ngày nay không còn là một sự lựa chọn, mà là điều tất yếu. Đó sẽ là một quá trình dài với nhiều thách thức đặt ra, buộc các Chính phủ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thay đổi để hội nhập.

Đứng trước cơ hội lớn này, mỗi cá nhân, tổ chức cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn, tự tái tạo và cạnh tranh trong một trạng thái bình thường mới được dẫn dắt bởi các công nghệ tiên tiến.

Minh Anh