Vững vàng trong một thế giới rung lắc dữ dội
11/01/2023 lúc 16:38 (GMT)

Vững vàng trong một thế giới rung lắc dữ dội

 

Trong bài viết có tiêu đề “7 kỳ quan kinh tế trong một thế giới đầy lo lắng” trên tờ Financial Times, cây bút Ruchir Sharma, Chủ tịch Tập đoàn Rockerfeller International nhận định, Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia nổi bật về tăng trưởng. Kinh tế Việt Nam và cụ thể là ngành Công Thương đã phát triển thế nào trong một năm mà kinh tế thế giới đối mặt thách thức lớn nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ hai?

Những quyết định về việc mở rộng không gian hợp tác mới trong một thế giới đầy biến động, việc lựa chọn điểm gút - điểm có khả năng kích hoạt toàn bộ hệ thống và niềm tin hiện hữu về một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả là những câu chuyện đằng sau những con số kỳ tích trong năm 2022 của ngành Công Thương.

 

KHÔNG GIAN HỢP TÁC MỚI
trong một thế giới đầy biến động

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2016, Việt Nam xuất siêu hơn 2,52 tỷ USD; năm 2017 đạt 2,91 tỷ USD; năm 2018 là 7,2 tỷ USD; năm 2019 xuất siêu 11,12 tỷ USD. Thặng dư thương mại lập đỉnh vào cuối năm 2020 với mốc 19,1 tỷ USD; năm 2021 xuất siêu 4,08 tỷ USD và năm 2022 này đạt 11,2 tỷ USD.

Những kết quả trên đạt được trong 1 năm mà thị trường thế giới rung lắc dữ dội. Với cái nhìn nhạy bén của một bộ kinh tế đa ngành, liên quan nhiều đến hợp tác quốc tế, cách thức phản ứng chính sách của lãnh đạo Bộ Công Thương mang đậm dấu ấn quyết liệt, chuyển hướng kịp thời. Nói một cách hình ảnh, mỗi khi thế giới có sự biến động, Bộ Công Thương luôn chủ động cùng đối tác mở ra những không gian hợp tác mới, thích hợp hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác Ban chỉ đạo giải quyết tình hình ùn tắc hàng hóa Bộ Công Thương kiểm tra thực tế tình hình xuất nhập khẩu tại Lạng Sơn
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác Ban chỉ đạo giải quyết tình hình ùn tắc hàng hóa Bộ Công Thương kiểm tra thực tế tình hình xuất nhập khẩu tại Quảng Ninh
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác Ban chỉ đạo giải quyết tình hình ùn tắc hàng hóa Bộ Công Thương kiểm tra thực tế tình hình xuất nhập khẩu tại Quảng Ninh
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác Ban chỉ đạo giải quyết tình hình ùn tắc hàng hóa Bộ Công Thương kiểm tra thực tế tình hình xuất nhập khẩu tại Lạng Sơn

Khởi đầu từ tháng 12/2021, Trung Quốc tăng cường phòng chống dịch, áp dụng các biện pháp mạnh chưa từng có, liên tiếp dừng hoạt động thông quan tại nhiều cửa khẩu. Trong lúc “nước sôi, lửa bỏng”, ngày 17/1/2022, Bộ Công Thương đã thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tình hình ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng ban.

Tiếp đó là hàng loạt các hoạt động kịp thời, quyết đoán, như: gửi công văn đề nghị Bộ Y tế sớm hướng dẫn địa phương xây dựng vùng đệm an toàn ở khu vực cửa khẩu biên giới với quy trình, phòng chống dịch Covid-19 hài hoà với phía Trung Quốc; làm việc với tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, khuyến khích hai tỉnh cùng chính quyền địa phương phía Trung Quốc xây dựng phương thức giao nhận hàng hoá xuất khẩu mới tại các cặp cửa khẩu; tổ chức quản lý tập trung lái xe trung chuyển để giữ vững “vùng xanh” trong khu vực cửa khẩu, lối mở; trao đổi trực tiếp, điện đàm, gửi công thư, công hàm với các cơ quan phía Trung Quốc để cùng đưa ra các giải pháp khôi phục hoạt động thương mại biên giới…

 

Với cái nhìn nhạy bén của một bộ kinh tế đa ngành, liên quan nhiều đến hợp tác quốc tế, cách thức phản ứng chính sách của lãnh đạo Bộ Công Thương mang đậm dấu ấn quyết liệt, chuyển hướng kịp thời.

 

Những nỗ lực trên đã đưa hai nước sớm duy trì trở lại chuỗi cung ứng thông qua việc thống nhất quy trình thông quan an toàn. Kết quả hoạt động ngoại thương năm 2022 cho thấy, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm trên 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đứng trên cả các khối nước như ASEAN hay EU.

Một sự rung lắc khác, ảnh hưởng đến tận giờ là cuộc xung đột Nga - Ucraina bùng phát ngày 24/2/2022. Một tuần sau, ngày 2/3/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị bàn các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trong tình hình mới. Hệ quả cuộc xung đột có thể sẽ phác họa ra một bức tranh với những gam màu xám.

Trong vô vàn các dữ liệu, sự kiện, từ đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát toàn cầu tăng cao khiến nhu cầu tiêu dùng thế giới thu hẹp lại, ảnh hưởng tới xuất khẩu trong nước… đến tình trạng khan hiếm vật tư chiến lược (xăng dầu, khí đốt, than, chất bán dẫn)… Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và lãnh đạo Bộ Công Thương hiểu rằng, chạy theo các dữ liệu, sự kiện sẽ bị cuốn trôi, nên trong ngàn vạn con sóng xô bồ của các tình huống, sự kiện, lãnh đạo Bộ chọn chỗ đứng lùi xa hơn, bao quát toàn cảnh và tìm ra được cái điểm gút - cái điểm có khả năng kích hoạt toàn bộ hệ thống.

bo truong
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trực tiếp khảo sát Tổng kho Xăng dầu Đức Giang - thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)

Cái điểm gút ấy là sử dụng những công cụ hiện có trong tình hình mới để “phá băng” khi tổng cầu thế giới suy giảm. Cũng vẫn là hệ thống 61 thương vụ và chi nhánh thương vụ ở nước ngoài, nhưng trong tình hình mới, thương vụ không chỉ gửi thông tin, báo cáo định kỳ (mang tính một chiều) về nước, mà theo quyết định của Bộ trưởng, tổ chức giao ban xúc tiến thương mại (trao đổi, mang tính hai chiều) hằng tháng giữa thương vụ với địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và các đơn vị của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan nhằm cung cấp thông tin về thị trường mới và các khuyến nghị kịp thời cho doanh nghiệp.

thuong vu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài

 

Cũng vẫn là khai thác cơ hội từ các thị trường FTA, nhưng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu thông tin cho doanh nghiệp một cách chuyên sâu đối với từng ngành hàng, lĩnh vực, thị trường cụ thể. Trong các cuộc giao ban, hay làm việc tại các địa phương, cơ sở, Bộ trưởng Bộ Công Thương vẫn thường nói rằng, thước đo về hội nhập không phải là ký kết, thực hiện bao nhiêu hiệp định FTAs, mà vấn đề chủ yếu nằm ở chỗ doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu tới đâu, khai thác cơ hội từ các FTAs đến mức nào?

Tinh thần đó đã khích lệ các địa phương, doanh nghiệp và chuyển thành tâm thế làm việc chủ đạo của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ. Các đơn vị chức năng đã cung cấp, cập nhật thường xuyên cho doanh nghiệp các thông tin tình hình thị trường, những biến động và thay đổi trong chính sách thương mại, chính sách quản lý xuất nhập khẩu của các nước sở tại, cũng như khuyến nghị những biện pháp vượt qua hàng rào kỹ thuật, vượt qua các công cụ bảo hộ mậu dịch mới…

Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, tổng cầu giảm sút, nhu cầu các thị trường lớn suy yếu, Việt Nam nằm trong số ít các nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 2 con số, với 10,6%; xuất khẩu sang thị trường FTAS thế hệ mới hết sức ấn tượng, đều có mức tăng trưởng trên 20%, thậm chí có những thị trường tăng trên 30%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung.

cong nghiep

 

BỒI ĐẮP NGUỒN LỰC TRONG NƯỚC

Gốc của xuất khẩu là sản xuất công nghiệp. Trình độ sản xuất công nghiệp quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm ở trong và ngoài nước. Đây là điều Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và các cộng sự tâm huyết, và dành nhiều thời gian cho hoạch định xây dựng một nền công nghiệp tự chủ, bồi đắp nguồn lực trong nước để có thể phát triển trong bối cảnh mà ông nhận định rằng: “Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, với những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn thách thức nhiều hơn”.

Vì vậy, theo ông, chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cần ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nền tảng. Trong đó ưu tiên phát triển một số ngành có tính chiến lược, các ngành công nghiệp nền tảng các-bon thấp; thực hiện xanh hóa, số hóa và thông minh hóa các ngành công nghiệp nền tảng; phát triển các ngành công nghiệp nền tảng như công nghiệp chế biến, công nghiệp sinh học, phân bón…

Đây là những vấn đề đòi hỏi nguồn lực và thời gian, nhưng tâm thế và tư tưởng chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương đã truyền cảm hứng đến cách nghĩ, nếp làm, mở lối cho sản xuất công nghiệp phát triển theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng; chuyển từ các ngành thâm dụng lao động, thâm dụng vốn sang các ngành công nghiệp công nghệ cao.

 

“Gốc của xuất khẩu là sản xuất công nghiệp. trình độ sản xuất công nghiệp quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đây là điều Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và các cộng sự tâm huyết và dành nhiều thời gian cho hoạch định xây dựng một nền công nghiệp tự chủ, bồi đắp nguồn lực trong nước để có thể phát triển trong bối cảnh nhiều thách thức”.

 

Năm 2022 này, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 9% (cùng kỳ tăng 4,8%) đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành (kế hoạch tăng từ 8,5 - 9%); giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng khoảng 9%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (4,82%) và cao hơn kịch bản tăng trưởng tại Nghị quyết 01 (kịch bản GDP trong công nghiệp tăng 6,4 - 7,3%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục duy trì động lực của toàn ngành, chỉ số sản xuất tăng trên 9%, đóng góp 89% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Cũng trên tinh thần xây dựng nền kinh tế tự chủ, bồi đắp nguồn lực trong nước, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hội nghị, cuộc họp, làm việc, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, đa dạng hóa chuỗi cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu... qua đó, cùng các ngành, địa phương, đáp ứng cơ bản hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống người dân đảm bảo sẵn sàng nguồn hàng hóa phục vụ xuất khẩu.

sieu thi

 

Do đó, mặc dù chịu tác động lớn của thị trường thế giới, giá một số hàng hóa (nhất là các mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng…) tăng mạnh, nhưng công tác điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu đã đạt kết quả tốt, việc chuẩn bị nguồn hàng và bình ổn thị trường ở các địa phương đã đảm bảo phục vụ nhu cầu tăng thêm của người dân, nhất là các dịp lễ, Tết; góp phần quan trọng trong việc điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Chính phủ. Thị trường trong nước phục hồi mạnh mẽ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 đạt trên 5,6 triệu tỷ đồng, tăng 21%, vượt gấp 2,7 lần kế hoạch của Ngành, góp phần kiểm soát lạm phát ở mức 3,15%, cách xa mức 4% Quốc hội giao.

 

 

99% số hồ sơ tham gia dịch vụ công trực tuyến! Một chỉ số ấn tượng về quản trị hành chính, những con số đó còn truyền đến chúng ta một cảm xúc tích cực, một niềm tin hiện hữu về nền hành chính hiệu lực, hiệu quả; sự chính trực, công minh trong thực thi công vụ, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bỏ vốn làm ăn, trong một thế giới rung lắc dữ dội.

 

 

NIỀM TIN HIỆN HỮU

về một nền hành chính công 

hiệu lực, hiệu quả

Cũng có chuyên gia cho rằng, thông thường Việt Nam làm rất tốt khi đối mặt với sức ép hay nguy cơ. Trong trường hợp này là kinh tế thế giới biến động, sự vào cuộc của Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp được huy động tối đa. Do đó, vấn đề của Việt Nam không chỉ là làm thế nào đáp ứng được trong những tình huống khẩn cấp, mà làm thế nào đáp ứng được trên cấp độ quản trị hành chính và thực thi công vụ.

bo truong
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Phiên họp thứ Hai của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

 

Đây cũng là vấn đề được Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm. Đến nay, tất cả 302 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 2 trở lên. Hiện Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương đang cung cấp 236 DVCTT mức độ 3, 4 với gần 44.000 doanh nghiệp tham gia khai báo. Tổng số hồ sơ dịch vụ công trực tuyến trong năm 2022 là 1,7 triệu hồ sơ, tương ứng hơn 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ.

99% số hồ sơ tham gia dịch vụ công trực tuyến! Một chỉ số ấn tượng về quản trị  hành chính và có giá trị riêng của chúng trong nâng cao sức mạnh nguồn lực trong nước. Nhưng ở một cấp độ mạnh mẽ hơn, những con số đó còn vun bồi, xây dựng tầm nhìn mang tính hệ thống trong quản lý, và truyền đến chúng ta một cảm xúc tích cực, một niềm tin hiện hữu về nền hành chính hiệu lực, hiệu quả; sự chính trực, công minh trong thực thi công vụ, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bỏ vốn làm ăn, trong một thế giới rung lắc dữ dội.

 

Hiện Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương đang cung cấp 236 DVCTT mức độ 3, 4 với gần 44.000 doanh nghiệp tham gia khai báo. Tổng số hồ sơ dịch vụ công trực tuyến trong năm 2022 là 1,7 triệu hồ sơ, tương ứng hơn 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ.

 

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí