Thực trạng về việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

TS. LÊ HỒNG HẠNH (Trường Đại học Thủ đô Hà Nội) - TRẦN NGỌC MINH TRUNG (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Quản trị nhân sự)

TÓM TẮT:

Khi nói đến nhân cách của việc học trong chế độ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Bây giờ phải học; học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”. Đó là một tư tưởng lớn của thời đại, một định hướng đúng đắn và quan trọng của nền giáo dục hiện đại. Thái độ đặc biệt coi trọng nhân cách đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Vì thế trong bài viết này, tác giả nêu ra thực trạng và một số kiến nghị về việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương với mong muốn thế hệ trẻ kế thừa và sống luôn có đạo đức như lời Bác Hồ dạy.

Từ khóa: quản lý, đạo đức, trường học, trường trung học, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

1. Đặt vấn đề

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục toàn diện cho con người càng trở nên cấp thiết. Đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay, yêu cầu hội nhập nền kinh tế tri thức của nhân loại càng đưa giáo dục lên tầm cao mới, nhiệm vụ mới, đó là, đào tạo ra sản phẩm là những con người vừa hồng, vừa chuyên, năng động, sáng tạo, có trình độ tri thức và trình độ đạo đức cũng như năng lực thực tiễn cao, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới. “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển”. (Theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011).

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh các cấp phổ thông càng trở nên cấp bách trước xu thế mở cửa, hội nhập và thực hiện nền kinh tế thị trường. Hiện nay, mặt trái của quá trình này đang tác động tiêu cực đến đạo đức, lối sống của một bộ phận dân cư, nhất là tầng lớp thanh - thiếu niên. Tình trạng thanh - thiếu niên mắc vào các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng và có chiều hướng diễn biến phức tạp. Đặc biệt, các tệ nạn xã hội, tình trạng bạo lực, lối sống buông thả,... đang xâm nhập vào học đường với số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng đã gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh, người làm công tác giáo dục và cả xã hội. Qua đó cho thấy rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trên cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương nói riêng.

2. Thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường THCS trên địa bàn thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương hiện nay

Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về hiệu quả thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương như minh họa tại Bảng 1.

Bảng 1. So sánh đánh giá của cán bộ quản lýgiáo viên về hiệu quả thực hiện xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Xây dựng kế hoạch

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Trung bình cộng

Độ lệch tiêu chuẩn

Thứ bậc

Trung bình cộng

Độ lệch tiêu chuẩn

Thứ bậc

Nắm chắc kế hoạch của cấp trên và các cấp có liên quan về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đặc điểm, tình hình các nguồn lực

4,62

0,91

1

4,46

0,66

1

Căn cứ vào đặc điểm của nhà trường, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, Đoàn TNCS HCM định hướng nhiệm vụ, nội dung, biện pháp rõ ràng và bước đi cụ thể

4,51

1,01

2

4,35

0,66

2

Lập kế hoạch giáo dục đạo đức cụ thể hàng tuần, tháng, năm

4,40

1.03

3

4,31

0,85

3

Kết quả trên cho thấy việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức đã bước đầu được thực hiện tại các trường, cán bộ quản lý nhà trường đều nắm chắc kế hoạch của cấp trên, các ban ngành có liên quan về nhiệm vụ giáo dục, đặc biệt là các văn bản chỉ đạo về công tác giáo dục đạo đức học sinh. Tuy vậy, một số cán bộ quản lý chưa định hướng rõ ràng nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh cũng như chưa đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận trong trường, đặc biệt là hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Đoàn TNCS HCM). Bên cạnh đó, một số cán bộ quản lý chưa xem trọng việc lập kế hoạch giáo dục đạo đức cụ thể hàng tuần tháng, năm.

Bảng 2. So sánh đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về hiệu quả việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức ở các trường

Tổ chức thực hiện

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Trung bình cộng

Độ lệch tiêu chuẩn

Thứ bậc

Trung bình cộng

Độ lệch tiêu chuẩn

Thứ bậc

Phân công việc cho các bộ phận chức năng để thực hiện hoạt động  giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường

3,71

1.56

5

4,22

0,89

3

Phân bổ hợp lý nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt động GDĐĐ học sinh.

3,85

0,94

4

4,05

0,96

5

Phối hợp và tạo điều kiện hoạt động cho Đoàn TNCS HCM

4,37

0,59

1

4,25

0,92

2

Giáo dục đạo đức học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

4,11

0,75

3

4,16

0,88

4

Hỗ trợ Đoàn TNCS HCM tổ chức các phong trào có kế hoạch, theo từng thời điểm, đáp ứng các mục tiêu giáo dục trong năm học

4,34

0,63

2

4,36

0,73

1

Kết quả Bảng 2 cho thấy việc phối hợp và tạo điều kiện hoạt động cho Đoàn TNCS HCM cũng như hỗ trợ Đoàn TNCS HCM tổ chức các phong trào có kế hoạch, theo từng thời điểm cho thấy nội dung này được đa số các cán bộ quản lý quan tâm. Tiếp theo là nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, vì các hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những sân chơi rất bổ ích cho học sinh rèn luyện tính năng động, sáng tạo cũng như thể hiện mình. Để tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh,  nguồn kinh phí rất quan trọng. Nội dung phân công việc cho các bộ phận chức năng để thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong Nhà trường xếp bậc 5 cho thấy các cán bộ quản lý chưa có sự phân công công việc cụ thể, rõ ràng cho các bộ phận chức năng.

Bảng 3. So sánh đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về hiệu quả việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức ở

các trường

Chỉ đạo thực hiện

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Trung bình cộng

Độ lệch tiêu chuẩn

Thứ bậc

Trung bình cộng

Độ lệch tiêu chuẩn

Thứ bậc

Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh qua các môn học

4,00

1,00

4

4,28

0,75

3

Chỉ đạo việc thực hiện giáo dục đạo đức của giáo viên chủ nhiệm

4,34

0,96

2

4,23

1,03

4

Xây dựng tốt môi trường sư phạm

4,51

0,95

1

4,41

0,93

1

Quy định tiêu chuẩn và nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm

4,14

1.24

3

4,29

0,98

2

Phối hợp giáo dục đạo đức với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường

3,82

0,70

5

4,02

1,03

5

Kết quả của Bảng 3 cho thấy hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đạt được kết quả tốt nhất, thì điều tiên quyết là cần xây dựng tốt môi trường sư phạm. Các cán bộ quản lý và giáo viên đều đồng ý rằng việc phối hợp giáo dục đạo đức với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường được thực hiện sau cùng. Điều này phản ánh đúng thực trạng. Việc phối hợp với các lực lượng giáo dục bên ngoài Nhà trường được thực hiện không thường xuyên, thậm chí là có việc mới liên hệ. Do vậy, việc này chưa mang lại hiệu quả thật sự.

Bảng 4. So sánh đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về hiệu quả việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức ở các trường

Kiểm tra đánh giá

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Trung bình cộng

Độ lệch tiêu chuẩn

Thứ bậc

Trung bình cộng

Độ lệch tiêu chuẩn

Thứ bậc

Đề ra tiêu chí cho giáo viên chủ nhiệm giỏi và có khen thưởng hàng năm

4,17

1,09

1

4,03

1,10

3

Đổi mới việc kiểm tra, họp đánh giá công tác chủ nhiệm hàng tháng

4,31

1,02

2

4,13

1,07

2

Có biện pháp động viên và khen thưởng kịp thời

4,05

0,68

3

4,17

1,10

1

Kết quả của Bảng 4 cho thấy, các cán bộ quản lý có chung ý kiến cần đề ra tiêu chí cho giáo viên chủ nhiệm giỏi và có khen thưởng hàng năm để khuyến khích cho công tác này(Abraham Lincoln). Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý cũng cho rằng, cần đổi mới việc kiểm tra, họp đánh giá công tác chủ nhiệm hàng tháng. Lãnh đạo không kiểm tra thì coi như không có sự lãnh đạo. Do đó, công tác kiểm tra giúp cho cán bộ quản lý có được thông tin về các hoạt động của nhà trường, từ đó giúp cán bộ quản lý xử lý được thông tin và điều chỉnh kế hoạch, biện pháp một cách kịp thời. Kiểm tra luôn gắn với nhận xét, đánh giá,  xếp loại mới có tác dụng động viên những giáo viên làm tốt, đồng thời nhắc nhở những giáo viên thực hiện chưa tốt.

3. Một số kiến nghị về việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường THCS trên địa bàn thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

Sau khi tham khảo các ý kiến đề xuất của cán bộ quản lý và giáo viên khi thực hiện tổng hợp phiếu khảo sát, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:

Một là, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần triển khai cụ thể chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2026 phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và từng địa phương như ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thường xuyên triển khai tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý, kỹ năng giáo dục đạo đức học sinh cho các cán bộ quản lý giáo dục; cử giáo viên chủ nhiệm dự các buổi tập huấn về công tác chủ nhiệm do Bộ hoặc Sở tổ chức; tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, lồng ghép các tình huống sư phạm về công tác chủ nhiệm cho các giáo viên trẻ mới ra trường, theo đó các giáo viên chủ nhiệm có thể học tập lẫn nhau về kinh nghiệm tổ chức các hoạt động tập thể, kinh nghiệm giáo dục các em học sinh chưa ngoan, chậm tiến bộ, kinh nghiệm quản lý lớp.

Hai là, tăng cường sự chỉ đạo, tạo điều kiện cho hoạt động của Đoàn TNCS HCM trong Nhà trường: chỉ đạo việc xây dựng chương trình sinh hoạt dưới cờ, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức các câu lạc bộ,… với nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm thu hút các em học sinh tham gia; chỉ đạo tổ chức nhiều những hoạt động ngoài giờ và lên lớp phù hợp như: tham quan học tập, đặc biệt là tham quan các trường đại học và cao đẳng, về nguồn; thăm và tặng quà cho các em học sinh trường khuyết tật; viếng nghĩa trang liệt sĩ, đền liệt sĩ; thăm và tặng quà các Bà mẹ Việt Nam anh hùng;… củng cố, phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác chủ nhiệm lớp; theo dõi việc đánh giá xếp loại học sinh hàng tháng của giáo viên chủ nhiệm và yêu cầu việc đánh giá này phải công bằng, khách quan, chính xác; phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong giáo dục và quản lý học sinh bằng nhiều hình thức như: phổ biến mục tiêu giáo dục của Nhà trường đến cha mẹ học sinh, mời cha mẹ học sinh họp định kỳ, liên lạc thường xuyên với cha mẹ học sinh qua điện thoại, khuyến khích cha mẹ học sinh theo dõi thông tin về học tập và rèn luyện của con em trên website của Trường, trao đổi và tư vấn cho cha mẹ học sinh về các phương pháp giáo dục và rèn luyện của các em tại nhà.

Ba là, các trường cần chú trọng công tác bồi dưỡng kiến thức về giáo dục đạo đức học sinh cho giáo viên và phân công công việc cụ thể cho nhóm, cá nhân; chú ý bố trí nhân sự phù hợp với phẩm chất và năng lực từng người, nhân sự đảm nhiệm nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh nhiệt tình, có tâm huyết và hiểu biết tâm sinh lý lứa tuổi thanh thiếu niên; phân bổ hợp lý nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh; phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh; duy trì các buổi họp đánh giá, rút kinh nghiệm công tác giáo dục đạo đức học sinh hàng tháng; có chế độ đãi ngộ, động viên khen thưởng phù hợp cho cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh.

4. Kết luận

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ngày càng trở nên quan trọng trong xã hội hiện đai. Tuy nhiên, việc giáo dục nhân cách cho học sinh không thể thành công ngay trong một sớm một chiều, bởi giáo dục là cả một quá trình và không thể chỉ thực hiện bởi người giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong trường, mà còn cần sự quan tâm giáo dục của gia đình. Để công tác này thật sự mang lại kết quả như mong đợi, cần sự phối hợp hiệu quả từ việc quản lý điều hành của người hiệu trưởng, công tác quản lý của những cán bộ quản lý, , đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy và cuối cùng là hỗ trợ, phối hợp từ phía gia đình học sinh./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/10/2008 ban hành Quy định đạo đức nhà giáo.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Tài liệu tập huấn về công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, tài liệu lưu hành nội bộ.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 58/2011/TT – Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/10/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

4. Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê.

5. Hồ Văn Liên (2007), Bài giảng quản lý giáo dục và trường học, Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Hữu Minh (2009), Thực trạng quản lý giáo dục học sinh yếu kém ở Trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ, Luận văn chuyên ngành Quản lý giáo dục.

7. Nguyễn Thị Đáp (2004), Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh THCS huyện Long Thành và một số giải pháp, Luận văn chuyên ngành Quản lý giáo dục.

The current management of moral education for high school students in Thuan An City, Binh Duong Province

Ph.D Le Hong Hanh 1

Tran Ngoc Minh Trung 2

1 Hanoi Metropolitan University

2 Economic Research and Human Management Institute

ABSTRACT:

When referring to the personality of learning in the new regime, President Ho Chi Minh said: “Education today will be different from the system of the feudal colonial regime. Now, to learn is to love the homeland, love the people, love labor, love science and ethic.” It is a great thought of the times and an important orientation of modern education. President Ho Chi Minh also noticed: “Having talent but not virtue is useless, having virtue but not talent will have difficulty in everything.” This paper points out the current situation of moral education for high school students in Thuan An City, Binh Duong Province. The paper also proposes some recommendations to enhance the effectiveness of moral education for high school students.

Keywords: management, ethics, school, high school, Thuan An City, Binh Duong Province.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 16, tháng 7 năm 2021]