Tăng cường thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở

Với chủ đề “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2018 sẽ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP tại nhiều cơ sở trên
p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; text-align: justify; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545} p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; text-align: justify; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545; min-height: 14.0px}

Hoạt động tranh tra, kiểm tra dự kiến được triển khai đồng loạt trên cả nước, nhằm không chỉ kiểm tra, đánh giá việc triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2018 của các cấp, các ngành cũng như việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP mà còn tập trung tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm ATTP.

Đặc biệt, sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các làng nghề và tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về ATTP của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, hướng tới giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

Theo đó, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm giao các Bộ: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức 06 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, các Bộ cũng giao các đơn vị chức năng thanh tra, kiểm tra đột xuất tại các tỉnh, thành phố nhằm triển khai hiệu quả Tháng hành động.

Các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành Trung ương về vệ sinh ATTP trong Tháng hành động bao gồm:

Đoàn số 1: Cục An toàn thực phẩm chủ trì, phối hợp Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường - C49 (Bộ Công an), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Viện Pasteur Nha Trang tiến hành thanh tra, kiểm tra tại Khánh Hòa, Phú Yên.

Đoàn số 2: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT) chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ NN&PTNT, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Bộ Khoa học Công nghệ), Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1 (Bộ NN&PTNT) tiến hành thanh tra, kiểm tra tại Gia Lai, Kon Tum.

Đoàn số 3: Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) chủ trì phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường – C49 (Bộ Công an), Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tiến hành thanh tra, kiểm tra tại Hà Nội, Ninh Bình.

Đoàn số 4: Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh tiến hành thanh tra, kiểm tra tại Cần Thơ, Sóc Trăng.

Đoàn số 5: Cục Thú y chủ trì, phối hợp với Tổng Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Bộ Khoa học và Công Nghệ), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Viện Y tế Công cộng Tp. Hồ Chí Minh tiến hành thanh tra, kiểm tra tại Tp. Hồ Chí Minh, Long An.

Đoàn số 6: Thanh tra Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý thị trường, Cục Thú y, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc Gia tiến hành thanh tra, kiểm tra tại Nghệ An, Hà Tĩnh.


Ban chỉ đạo nhấn mạnh, trong quá trình thanh tra, kiểm tra cần tập trung xem xét các nội dung về giấy chứng nhận và hồ sơ đầy đủ, đúng theo quy định của pháp luật để chứng minh các điều kiện bảo đảm ATTP hoặc nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Các đoàn thanh tra, kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật; tuyệt đối không để thực phẩm không bảo đảm ATTP được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra lưu thông trên thị trường.

Các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về công bố, ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật. Đoàn thanh tra, kiểm tra cũng lưu ý áp dụng các biện pháp đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về ATTP, khắc phục hậu quả; tịch thu tang vật, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm vi phạm về ATTP theo quy định của pháp luật.

Một số vấn đề sẽ được tập trung xem xét trong quá trình thanh tra, kiểm tra ATTP tại cơ sở:

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với những cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm).

- Giấy chứng nhận sức khỏe, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Hồ sơ công bố hợp quy/công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với những sản phẩm phải công bố, hồ sơ sản phẩm được cơ quan chức năng xác nhận (nếu có).

- Nhãn sản phẩm thực phẩm đối với những sản phẩm thuộc diện phải ghi nhãn.

- Tài liệu quảng cáo, hồ sơ đăng ký quảng cáo đối với những cơ sở có quảng cáo sản phẩm thực phẩm.

- Hồ sơ theo dõi về sản phẩm, phiếu kiểm nghiệm định kỳ đối với thực phẩm.

- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, thực phẩm; điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ, con người được quy định tại Luật an toàn thực phẩm và thông tư của các Bộ: Y tế, NN&PTNT, Công thương.

- Lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định khi cần thiết.

Ngoài các hoạt động thường xuyên bảo đảm chất lượng, ATTP, tháng hành động năm 2018 trong thời gian 15/4-15/5/2018 còn là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về ATTP trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn nói riêng.

Đồng thời, gắn trách nhiệm của UBND các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác ATTP; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương và các đoàn thể chính trị xã hội trong đảm bảo ATTP; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm ATTP.

Thy Thảo