QLTT Gia Lai tạm giữ trên 4.200 sản phẩm trang sức không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội quản lý thị trường số 4 – Cục QLTT Gia Lai vừa tạm giữ 4.208 sản phẩm bao gồm nhẫn, bông tai, mặt dây chuyền,… không hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Hàng ngàn sản phẩm kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đã bị bắt giữ

Từ nguồn tin cơ sở, bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 31/8/2022, Đội Quản lý thị trường số 4 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế - Ma túy thuộc Công an huyện Chư Sê tiến hành khám phương tiện Xe tải pickup cabin kép nhãn hiệu TOYOTA mang biển kiểm soát 63C-084.41 đang dừng đỗ tại trước Cổng chợ Chư Sê, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai do ông Bùi Hữu Phước điểu khiển.

Hnagf không rõ nguồn gốc xuất xứ
Trên 4.200 sản phẩm nhẫn, bông tai, mặt dây chuyền... không rõ nguồn gốc xuất xứ đã bị Đội quản lý thị trường số 4 – Cục QLTT Gia Lai bắt giữ

Qua quá trình khám, bên trong thùng xe có 01 cái két sắt được thiết kế gắn dính liền với thùng xe, kiểm tra bên trong két sắt này đoàn kiểm tra phát hiện nhiều sản phẩm kim loại có màu vàng. Qua kiểm đếm đoàn kiểm tra xác định có tổng cộng 4.208 sản phẩm bao gồm nhẫn, bông tai, mặt dây chuyền,… trên mỗi sản phẩm có đính trực tiếp mã ký hiệu sản phẩm là NMJ610 do Cơ sở Gia công vàng bạc Ngọc Minh, địa chỉ tại Hòa Phú, xã Hòa Tịnh, huyện chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang gia công để đưa đi giao cho các tiệm vàng tại huyện Chư Sê.

Tại thời điểm khám, ông Bùi Hữu Phước (người điều khiển phương tiện) chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số hàng hóa nêu trên. Đội Quản lý thị trường số 4 tiếp tục niêm phong và tạm giữ tang vật, phương tiện để xác minh, làm rõ.

Quy định về xử phạt đối với hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hóa đơn
Quy định về sử phạt đối với hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tại Điều 21, Nghị định 185/2013/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định các hành vi hàng hóa không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ thì sẽ bị xử phạt theo các mức như sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 - 400 nghìn đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá dưới 1 triệu đồng.

- Phạt tiền từ 400 - 600 nghìn đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 1- đến dưới 2 triệu đồng.

- Phạt tiền từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 2 - dưới 3 triệu đồng.

- Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 3 - dưới 5 triệu đồng.

- Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10 - dưới 20 triệu đồng.

- Phạt tiền từ 5 -7  triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20 - dưới 30 triệu đồng.

- Phạt tiền từ 7 - 10 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30 - dưới 40 triệu đồng.

- Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50 - dưới 70 triệu đồng.

- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70 - dưới 100 triệu đồng.

- Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, tại Khoản 13, Điều 21, Nghị định 185/2013/NĐ-CP, Chính Phủ khẳng định sẽ phạt tiền gấp đôi các mức phạt trên đối với người sản xuất, nhập khẩu nếu vi phạm hành chính hay mắc phải các sai phạm quy định tại khoản này.

Nguyên Vỵ