Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam là thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là chủ trương đúng đắn kịp thời, không chỉ là một trong những biện pháp nhằm giúp nền kinh tế đất nước sớm bước qua khỏi thời kỳ suy thoái, mà còn là dịp để

 Do đó, để hàng Việt luôn là điểm ưu tiên khi người tiêu dùng cần đến, các nhà sản xuất Việt Nam cần phải hoạch định rõ chiến lược của mình, như: Phải khảo sát nghiêm túc để xác định rõ phân khúc thị trường nào đang cần cái mà mình có lợi thế cung cấp, phải quảng bá được những giá trị đó đến người tiêu thụ, phải xây dựng được một kênh phân phối thật chuyên nghiệp và quan trọng nhất là xây dựng được một hình ảnh thân thiện để người tiêu dùng thật hãnh diện khi sử dụng hàng Việt Nam. Muốn làm được như vậy, các chủ doanh nghiệp phải quán triệt đến từng cán bộ, công nhân viên trong đơn vị về tinh thần tự tôn dân tộc. Ngược lại dòng lịch sử cho chúng ta thấy, thực ra từ trăm năm trước, các nhà Duy Tân đã nung nấu và cổ súy cho cuộc tự cường bằng lòng yêu nước, “dùng hàng nội hoá”. Không chỉ khởi xướng, những nhà yêu nước thời ấy còn chủ động dấn thân xây dựng một lối sống mới, cởi bỏ lòng tự ti, xóa đi tâm lý vọng ngoại, mở thương điểm, lập công ty, xây dựng làng nghề, mở trường dạy học, vận động sâu rộng tới tận nông thôn về việc dùng hàng trong nước, cổ vũ tinh thần dám đua tranh với thương giới Hoa kiều và cả người Pháp để sản xuất và cung cấp nhiều hàng hóa, dịch vụ cho thị trường trong nước vốn do người nước ngoài kiểm soát, mà điển hình là các doanh nghiệp và thương hiệu như: Xà bông Cô Ba, Gạch bông Đời Tân, nước mắm Liên Thành… Người tiêu dùng chủ động dùng hàng Việt Nam không chỉ có ý nghĩa sống còn với nhiều ngành sản xuất kinh doanh trong nước, mà chính là nền tảng quan trọng cho lối sống mới, chủ động hội nhập, hội nhập bằng cạnh tranh, một thách thức lịch sử vốn rất lâu dài của dân tộc.

  Với một cách nhìn tổng thể và toàn diện trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhìn nhận kèm theo những luật chơi sòng phẳng và khắc nghiệt hơn trước đây. Muốn thực hiện được tốt chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong giai đoạn hiện nay, trước tiên phải cần có bàn tay hỗ trợ của Nhà nước qua các chính sách thuế, vốn kích cầu cho nhà sản xuất, hành lang pháp lý phải được thông suốt. Đối với người tiêu dùng Việt Nam, phải xác định rõ tinh thần: Không tự ti, không mặc cảm, mà phải thật hãnh diện khi mình là người Việt Nam và luôn dùng hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cần mạnh dạn, quyết tâm nâng cấp các trang thiết bị hiện đại để kịp thời cung cấp cho thị trường những sản phẩm phù hợp từ chất lượng cho đến giá thành, đồng thời phổ cập những kiến thức cơ bản để người tiêu dùng tin dùng hàng Việt.

Tôn trọng người tiêu dùng - đó còn là văn hóa, là nhân cách thương hiệu mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm. Chính tư duy xem trọng người tiêu dùng sẽ là động lực thúc đẩy sự thành công Chương trình, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh.