Nghiên cứu xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu du lịch trong chuyển đổi số tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

ThS. NGUYỄN HOÀNG LONG (Đại học Nguyễn Tất Thành)

TÓM TẮT:

Thời gian qua, việc xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh Bến Tre đã phát huy được các thế mạnh về sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân từ chính tiềm năng phát triển OCOP và du lịch nông thôn. Trong 9 huyện, thành phố của tỉnh, Chợ Lách được xem là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, bởi vị trí địa lý đặc biệt khi nằm giữa 2 sông lớn là Cổ Chiên và Hàm Luông, cùng hệ thống sông rạch dày đặc, nguồn nước ngọt quanh năm, khí hậu ôn hòa, nhiều cồn bãi. Bên cạnh đó, Chợ Lách cũng là địa phương có sự phong phú về đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, cùng nhiều công trình kiến trúc tôn giáo xưa. Bài viết đề xuất xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu (CSDL) du lịch nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng huyện Chợ Lách thành huyện nông thôn mới nâng cao.

Từ khóa: cơ sở dữ liệu du lịch, chuyển đổi số, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

1. Đặt vấn đề

CSDL đã được nhắc đến trong Luật Công nghệ thông tin và các tài liệu liên quan đến triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước. Định nghĩa CSDL của từ điển Oxford1: “CSDL là một tập hợp có cấu trúc của dữ liệu được lưu trong máy tính, theo một cách đặc biệt nào đó có thể được tiếp cận theo những cách khác nhau”. Còn theo trang công nghệ techtarget.com: “Một CSDL là một tập hợp các thông tin được tổ chức để nó có thể dễ dàng được truy cập, quản lý và cập nhật”. Theo một vài quan điểm, CSDL có thể được phân loại theo nội dung: thư mục, văn bản đầy đủ, số và hình ảnh. Trong máy tính, CSDL đôi khi được phân loại theo phương pháp tổ chức. Phương pháp phổ biến nhất là các CSDL quan hệ, CSDL dạng bảng, trong đó dữ liệu được định nghĩa để nó có thể được tổ chức lại và truy cập trong một số cách khác nhau. Theo đó, để xây dựng CSDL du lịch, cần phải dựa vào các yếu tố cấu thành như tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, điểm mua sắm, điểm vui chơi giải trí,…

2. Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiêu cứu

2.1. Tổng quan tài liệu

Lê Văn Hòa, Nguyễn Thị Thúy Vân (2019)2: “Xây dựng mô hình CSDL thông tin cho điểm đến du lịch thông minh: Nghiên cứu trường hợp Thành phố Huế”. Nhóm tác giả đã nghiên cứu, thu thập xác định và phân loại 4 nhóm nhu cầu thông tin về một điểm đến du lịch thông minh mà du khách quan tâm: (1) cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ…); (2) điểm tham quan, vui chơi giải trí; (3) dịch vụ (mua sắm, ăn uống, vận chuyển) tại các điểm tham quan, vui chơi giải trí; (4) thông tin khác (tình trạng thời tiết, cảnh báo an ninh, dịch bệnh…). Đối với nhóm thông tin cơ sở lưu trú, kết quả điều tra cho thấy, các thông tin mà du khách quan tâm nhiều nhất bao gồm: tên cơ sở lưu trú, xếp hạng đánh giá người dùng về cơ sở lưu trú, giá phòng có thể thay đổi theo mùa (thời gian thực), địa chỉ website để tiến hành đặt phòng cơ sở lưu trú được định vị trên Google map. Dựa vào đó, nhóm tác giả tiến hành xây dựng lớp (class) Accommodation. Đối với nhóm thông tin về điểm tham quan, vui chơi giải trí, một lớp chung Tourist attraction. Đối với nhóm thông tin về dịch vụ tại các điểm tham quan, vui chơi giải trí, nhóm tác giả tạo một lớp có tên là Service. Nhóm thông tin về tình trạng thời tiết và cảnh báo an ninh dịch bệnh được nhóm tác thiết lập lớp Other information.

Nguyễn Thị Lan Phương, Đỗ Văn Hải, Hoàng Văn Hùng, Trần Phạm Văn Cương (2020)3:“Xây dựng CSDL tổng hợp phục vụ phát triển du lịch tỉnh Lào Cai bằng công nghệ GIS và viễn thám”. Nhóm tác giả đã nghiên cứu, thu thập xác định và phân loại các điểm du lịch tự nhiên sinh thái, lễ hội và nét đặc sắc văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Từ đó biên tập hoàn thiện được CSDL tổng hợp tiềm năng du lịch tỉnh Lào Cai (bao gồm tất cả các điểm du lịch được xây dựng dữ liệu không gian và thuộc tính). CSDL được hướng tới ứng dụng cho nhà quản lý và đối với người sử dụng. Trong đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả thống nhất lựa chọn CSDL thông tin được tổng hợp xây dựng và tổ chức CSDL tổng hợp du lịch Lào Cai, bao gồm các nhóm thông tin như dữ liệu điểm du lịch (mã điểm du lịch, tên điểm du lịch, mô tả điểm du lịch, loại hình du ịch) và nhóm thông tin dữ liệu hạ tầng kỹ thuật (khách sạn, nhà nghỉ; nhà hàng; cơ sở y tế; chợ; bưu điện, trạm xăng; giao thông và thủy văn).

Võ Thị Hoài Thương & Nguyễn Văn Phượng (2019) 4:“Xây dựng CSDL phát huy giá trị ẩm thực xứ Nghệ”. Nhóm tác giả đã nghiên cứu về văn hóa ẩm thực xứ Nghệ và đã đề xuất xây dựng danh mục các lớp dữ liệu du lịch cần xây dựng thành 4 nhóm lớp: (1) Dịch vụ du lịch (ẩm thực - nhà hàng, giải trí, mua sắm hàng lưu niệm, lưu trú, lữ hành, dịch vụ vận chuyển, khu du lịch, trung tâm du lịch, tour tuyến du lịch); (2) Tài nguyên du lịch nhân văn (Khu di tích Kim Liên, dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, bảo tàng, đình, đền, chùa, làng nghề, lễ hội…); (3) Tài nguyên du lịch tự nhiên (Vườn Quốc gia Pù Mát, biển Cửa Lò, biển Thiên Cầm, sông, hồ, đồi, núi…); (4) Số liệu du lịch (dự án du lịch, số liệu thống kê du lịch). Trong đó, CSDL văn hóa ẩm thực thuộc nhóm lớp dịch vụ du lịch.

2.2. Phương pháp nghiêu cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, tổng hợp, phân tích, hệ thống và so sánh được sử dụng xuyên suốt đề tài nhằm phân tích hệ thống thông tin CSDL du lịch tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia được sử dụng nhằm xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch trên cơ sở đó xây dựng lớp cơ sở lưu trú, lớp nhà hàng, lớp phương tiện vận chuyển, lớp điểm tham quan, lớp điểm vui chơi giải trí; lớp đặc sản quà tặng, lớp ẩm thực và lớp lễ hội.

Kỹ thuật sử dụng: Đề tài sử dụng những công trình nghiên cứu, tài liệu, ấn phẩm và bài viết hiện có của các tác giả ở Việt Nam liên quan tới chủ đề nghiên cứu của bài viết để xây dựng CSDL du lịch tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

3. Thiết kế mô hình CSDL du lịch tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

Trên cơ sở những phân tích, tổng hợp và đánh giá các nhân tố mà du khách quan tâm tại điểm đến, tác giả nghiên cứu đề xuất mô hình CSDL du lịch tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre được hệ thống hóa thành 5 lớp (class) dữ liệu như: (1) lớp dữ liệu cơ sở lưu trú (CSLT); (2) lớp dữ liệu cơ sở ăn uống (CSAU); (3) lớp dữ liệu phương tiện vận chuyển; (4) lớp dữ liệu điểm tham quan, vui chơi giải trí (VCGT) và (5) lớp dữ liệu đặc sản, quà tặng được mô tả ở Sơ đồ 1.

Đối với nhóm thông tin CSLT, tác giả tiến hành xây dựng lớp CSLT (Accommodation) gồm có 7 thuộc tính như mã CSLT, loại hình CSLT, tên CSLT, thông tin CSLT, giá phòng, trang web, điện thoại, email và địa chỉ liên hệ được mô tả ở Bảng 1.

Bảng 1. Các thuộc tính trong lớp Accomodation và ý nghĩa

STT

Tên thuộc tính

Ý nghĩa

Ghi chú

1

ID

Mã CSLT

Thuộc tính khóa trong mô hình CSDL giúp phân biệt giữa các CSLT

2

Accommodaton type

Loại CSLT

 

3

Name

Tên CSLT

 

4

Information

Thông tin CSLT

 

5

Rate

Giá phòng

 

6

Website, telephone, email

Trang web, điện thoại, email CSLT

 

7

Address

Địa chỉ CSLT

 

Đối với nhóm thông tin CSAU, tác giả tiến hành xây dựng lớp CSAU (Restaurant) gồm có 7 thuộc tính như mã CSAU, loai hình CSAU, tên CSAU, thông tin CSAU, giá món ăn, trang web, điện thoại, email và địa chỉ liên hệ được mô tả ở Bảng 2.

Bảng 2. Các thuộc tính trong lớp Restaurant và ý nghĩa

STT

Tên thuộc tính

Ý nghĩa

Ghi chú

1

ID

Mã CSAU

Thuộc tính khóa trong mô hình CSDL giúp phân biệt giữa các CSAU

2

Restaurant type

Loại CSAU

 

3

Name

Tên CSAU

 

4

Information

Thông tin CSAU

 

5

Rate

Giá

 

6

Website, telephone, email

Trang web, điện thoại, email CSAU

 

7

Address

Địa chỉ CSAU

 

Đối với nhóm thông tin phương tiện vận chuyển, tác giả tiến hành xây dựng lớp phương tiện vận chuyển (Transportaion) gồm có 7 thuộc tính như mã phương tiện vận chuyển, loại phương tiện vận chuyển, tên nhà cung cấp, thông tin nhà cung cấp, giá cả, trang web, điện thoại và địa chỉ liên hệ được mô tả ở Bảng 3.

Bảng 3. Các thuộc tính trong lớp Transportation và ý nghĩa

STT

Tên thuộc tính

Ý nghĩa

Ghi chú

1

ID

Mã phương tiện vận chuyển

Thuộc tính khóa trong mô hình CSDL giúp phân biệt giữa các phương tiện vận chuyển

2

Transport type

Loại phương tiện vận chuyển

 

3

Name

Tên NCC phương tiện vận chuyển

 

4

Information

Thông tin NCC

 

5

Rate

Giá

 

6

Website, telephone

Trang web, điện thoại

 

7

Address

Địa chỉ NCC

 

Đối với nhóm thông tin điểm tham quan, VCGT, tác giả tiến hành xây dựng lớp điểm tham quan, VCGT (Tourist attraction- entertainment) gồm có 7 thuộc tính như mã điểm tham quan-VCGT, loại điểm tham quan-VCGT, tên điểm tham quan-VCGT, thông tin điểm tham quan-VCGT, giá vé, trang web, điện thoại và địa chỉ liên hệ được mô tả ở Bảng 4.

Bảng 4. Các thuộc tính trong lớp Tourist attraction - Entertainmen và ý nghĩa

STT

Tên thuộc tính

Ý nghĩa

Ghi chú

1

ID

Mã điểm tham quan, VCGT

Thuộc tính khóa trong mô hình CSDL giúp phân biệt giữa các điểm tham quan

2

Attraction- entertainment type

Loại điểm tham quan, VCGT

 

3

Name

Tên điểm tham quan, VCGT

 

4

Information

Thông tin điểm tham quan, VCGT

 

5

Rate

Giá vé

 

6

Website, telephone

Trang web, điện thoại

 

7

Address

Địa chỉ điểm tham quan, VCGT

 

Đối với nhóm thông tin đặc sản qùa tặng, tác giả tiến hành xây dựng lớp đặc sản quà tặng (Gift Specialties) gồm có 7 thuộc tính như mã đặc sản, loại đặc sản, tên đặc sản, thông tin đặc sản, giá đặc sản, trang web, điện thoại và địa chỉ liên hệ được mô tả ở Bảng 5.

Bảng 5. Các thuộc tính trong lớp Special Gift và ý nghĩa

STT

Tên thuộc tính

Ý nghĩa

Ghi chú

1

ID

Mã đặc sản

Thuộc tính khóa trong mô hình CSDL giúp phân biệt giữa các đặc sản, quà tặng

2

Gift Specialties type

Loại đặc sản

 

3

Name

Tên đặc sản

 

4

Information

Thông tin đặc sản

 

5

Rate

Giá đặc sản

 

6

Website, telephone

Trang web, điện thoại

 

7

Address

Địa chỉ mua sắm

 

4. Kết luận

Việc xây dựng CSDL du lịch là vấn đề nghiên cứu và thực tiễn rất quan trọng đối với quốc gia, địa phương và từng doanh nghiệp cụ thể. Phần lớn các nghiên cứu đã đề cập trên đều đưa ra được hệ thống lý luận về CSDL du lịch dựa vào đặc điểm tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, điểm mua sắm, điểm VCGT,… Đồng thời, hệ thống hóa các nhóm dữ liệu thuộc tính để xây dựng CSDL du lịch. Trên cơ sở những phân tích, tổng hợp và đánh giá các nhân tố mà du khách quan tâm tại một điểm đến, tác giả đã đưa ra được mô hình CSDL du lịch tại Chợ Lách, tỉnh Bến Tre thành 5 lớp dữ liệu. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng và phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trong xây dựng huyện Chợ Lách thành huyện nông thôn mới nâng cao.

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:

[1]  Nguyễn Trọng Khánh (2016). Tổng quan về khái niệm CSDL, phân loại CSDL và thảo luận về CSDL trong cơ quan nhà nước. Truy cập tại  https://aita.gov.vn/tong-quan-ve-khai-niem-co-so-du-lieu-phan-loai-co-so-du-lieu-va-thao-luan-ve-co-so-du-lieu-trong-co-quan-nha-nuoc-phan-1

[2]  Lê Văn Hòa & Nguyễn Thị Thúy Vân (2019). Xây dựng mô hình CSDL thông tin cho điểm đến du lịch thông minh: Nghiên cứu trường hợp Thành phố Huế. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế: Khoa học Xã hội Nhân văn, Tập 128, Số 6D, 2019, Tr. 181-194.

[3]  Nguyễn Thị Lan Phương, Đỗ Văn Hải, Hoàng Văn Hùng, Trần Phạm Văn Cương (2020). Xây dựng CSDL tổng hợp phục vụ phát triển du lịch tỉnh Lào Cai bằng công nghệ GIS và viễn thám. Tạp chí Khoa học - Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, 2020, tr 14.

[4]  Võ Thị Hoài Thương & Nguyễn Văn Phượng (2019). Xây dựng CSDL phát huy giá trị ẩm thực xứ Nghệ. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Nghệ An, số 9, tr 24.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Nguyễn Hoàng Long (2021). “Xây dựng CSDL tuyến điểm du lịch TP. Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt”. Tạp chí Công Thương, số 23(10), tr 308-313.
  2. Vương, H. N. (2013). “Xây dựng CSDL trong GIS phục vụ định hướng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet, Lào”. Doctoral dissertation, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  3. Thủy, N. T., Hải, Đ. V., Phúc, N. H., & Quang, T. A. (2018). “Xây dựng CSDL tổng hợp phục vụ phát triển du lịch huyện bát xát, tỉnh Lào Cai bằng công nghệ gis và viễn thám”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, 186(10), tr 83-89.
  4. Du lịch, k. (2019). “Xây dựng mô hình CSDL thông tin cho điểm đến du lịch thông minh: trường hợp thừa thiên huế”,Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities, 128(6D), tr 181-194.
  5. Hương, Đ. T. X. (2011), “Ứng dụng công nghệ Web - GIS trong quản lý CSDL du lịch”, Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc, tr 183-184.
  6. Nông, V. T. (2019). “Nghiên cứu xây dựng Chatbot hỗ trợ tư vấn du lịch Quảng Bình”. Doctoral dissertation, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng.
  7. Dũng, C. T. (2018). “Xây dựng kho dữ liệu liên kết mở về địa điểm du lịch Việt Nam”.
  8. Trần, H. P. (2017). “Nghiên cứu và xây dựng hệ thống gợi ý địa điểm du lịch”. Doctoral dissertation, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng.
  9. Lê, H. L. (2011). “Nghiên cứu và ứng dụng webgis để xây dựng bản đồ các bãi biển du lịch của thành phố Đà Nẵng”. Doctoral dissertation, Đại học Đà Nẵng.
  10. Nguyễn, T. T. (2017). “Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin du lịch tỉnh Đồng Tháp”. Doctoral dissertation, Đại học Tây Đô.

A study on the tourism database development in the digital transformation of Cho Lach district, Ben Tre province

Master: NGUYEN HOANG LONG

Nguyen Tat Thanh University

ABSTRACT:

Recently, the new-style rural development in Ben Tre province has well exploited potential of its OCOP products and rural tourism to improve the provincial production and increase local people’s income. Among nine districts and cities of Ben Tre province, Cho Lach district holds a special geographical position as it lies at the junction of Co Chien river and Ham Luong river with favourable weather conditions. In addition, religious activities in Cho Lach district’s social life are very diverse and rich with many ancient religious sites. This study presents the use of tourism database to facilitate the digital transformation of Cho Lach district in order to transform the district into an enhanced new-style rural district.

Keywords: tourism database, digital transformation, Cho Lach, Ben Tre.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 2 tháng 1 năm 2023]