Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đối với du khách châu Âu

CAO HỌC DU LỊCH VY QUỲNH LAN (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành) -PGS.TS. NGUYỄN CÔNG HOAN (Khoa Thương mại - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh)

TÓM TẮT:

Ngành Du lịch TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Bài viết nghiên cứu về nâng lực cạnh tranh điểm đến TP. Hồ Chí Minh đối với khách châu Âu, với 7 nhóm cấu thành và 1 nhóm năng lực cạnh tranh điểm đến, gồm: (1) TNDL; (2) NNL; (3) SPDL; (4) QLĐĐ; (5) HIANH; (6) CSVC; (7) GIAC; (8) NLCT. Qua đó, chúng tôi đưa ra một số giải pháp phù hợp năng lực cạnh tranh của thành phố.

Từ khóa: khách châu Âu, năng lực cạnh tranh, điểm đến du lịch, cạnh tranh điểm đến TP. Hồ Chí Minh.

1. Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu

1.1. Tổng quan tài liệu

Các nhà nghiên cứu nước ngoài như Hassan (2000) định nghĩa “năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch là khả năng của điểm đến tạo ra và tích hợp các sản phẩm có giá trị gia tăng, bảo tồn được tài nguyên, đồng thời duy trì được vị thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác”. Dwyer và Kim (2003) nhận định năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là tập hợp các yếu tố nguồn lực như tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tài chính, các chính sách, thể chế và con người của một điểm đến, tạo ra một hình ảnh về sự phát triển du lịch bền vững, có hiệu quả; hình thành nên khả năng hấp dẫn thu hút khách du lịch và làm thỏa mãn nhu cầu của họ một cách tốt nhất.

Kế thừa các nghiên cứu nước ngoài, trong thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu trong nước cũng đã cố gắng xây dựng khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến phù hợp với tiêu chí của Việt Nam. Theo Nguyễn Anh Tuấn (2010), năng lực cạnh tranh điểm đến là khả năng của một điểm đến cạnh tranh với một điểm đến khác một cách hiệu quả trên thị trường du lịch khu vực và quốc tế. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch được định nghĩa là khả năng tăng mức chi tiêu du lịch, ngày càng thu hút du khách đồng thời cho họ sự thỏa mãn, những trải nghiệm đáng nhớ, từ đó mang lại lợi nhuận, đồng thời gia tăng phúc lợi cho dân cư ở điểm đến và bảo tồn nguồn vốn tự nhiên của điểm đến.

1.2. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với các kỹ thuật thảo luận, tham vấn ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực du lịch để điều chỉnh thang đo cho phù hợp với tình hình phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh hiện nay.

- Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm phân tích thống kê SPSS. Quá trình nghiên cứu định lượng chính thức, kiểm định hệ số tin cậy Cronbach Alpa, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính bội để kiểm định mô hình nghiên cứu và xác định mức độ tác động của các yếu tố trong mô hình.

2. Thiết kế mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu của Barbosa và đồng sự (2010) đã xác định 13 yếu tố thành phần đánh giá du lịch điểm đến, gồm: (1) Cơ sở hạ tầng; (2) Tiếp cận điểm đến; (3) Dịch vụ du lịch và các trang thiết bị; (4) Sức hấp dẫn điểm du lịch; (5) Tiếp thị; (6) Các chính sách công; (7) Hợp tác giữa các vùng; (8) Giám sát; (9) Kinh tế địa phương; (10) Khả năng của các doanh nghiệp; (11) Các khía cạnh xã hội; (12) Các khía cạnh môi trường, và (13) Các khía cạnh văn hóa.

Trên cơ sở khái niệm và mô hình về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch gồm 7 nhóm cấu thành và 1 nhóm năng lực cạnh tranh điểm đến TP. Hồ Chí Minh như sau: (1) Tài nguyên du lịch; (2) Nguồn nhân lực du lịch; (3) Sản phẩm và dịch vụ du lịch; (4) Quản lý điểm đến du lịch; (5) Hình ảnh điểm đến du lịch; (6) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; (7) Giá cả; (8) Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Khái quát thị trường khách châu Âu tại TP. Hồ Chí Minh

Thị trường khách: Lượng khách quốc tế đến thành phố, nếu xét theo thị trường, có thể nhận thấy có 10 thị trường khách quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh chủ yếu bằng đường hàng không là đông nhất bao gồm: Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Malaysia, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Pháp.

Chi tiêu bình quân của khách: Chi tiêu bình quân 1 du khách quốc tế trên địa bàn Thành phố năm 2017 khoảng 145 USD/người/ngày, tương đương 3,3 triệu đồng, trong đó có 3 khoản chi phí lớn bao gồm chi cho lưu trú, chi cho ăn uống, và chi cho mua sắm. Chi cho lưu trú lớn nhất chiếm 33%, chi cho ăn uống chiếm 20% và chi cho mua sắm chiếm 18%. Còn lại là 10% chi cho đi lại; 6% chi cho tham quan, trong khi chi cho dịch vụ văn hóa, giải trí chỉ đạt 4%,...

Sản phẩm và dịch vụ: Thành phố Hồ Chí Minh đã rất năng động, sáng tạo trong việc triển khai các hoạt động, dịch vụ tại điểm đến du lịch đối với du khách quốc tế nói chung và du khách châu Âu nói riêng; thích ứng nhanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch tại TP. Hồ Chí Minh không chỉ đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí trải nghiệm mới mẻ, mà còn có không gian chụp ảnh đẹp, điều kiện tham gia các hoạt động gắn với điểm đến vừa thiên nhiên vừa hiện đại cho du khách.

Nguồn nhân lực: cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch, cơ sở lưu trú và các doanh nghiệp lữ hành cũng vì thế mà tăng thêm tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu hút một số lượng lớn người lao động, sự gia tăng đáng kể trước sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch.

Hoạt động marketing điểm đến: Việc thiết kế các chương trình xúc tiến nhằm thu hút khách châu Âu cần tập trung vào việc cải thiện và phát triển nhiều sản phẩm vui chơi giải trí có sức hấp dẫn đối với thị trường này. Các khách du lịch từ châu Âu đặc biệt thích biển và các yếu tố tự nhiên, văn hóa, dịch vụ giải trí biển, giải trí về đêm, các sản phẩm du lịch về thiên nhiên... Khách châu Âu cũng đặc biệt thích bảo tàng và các nét văn hóa đặc trưng, cần đẩy mạnh quảng bá và đầu tư trùng tu, phát triển các bảo tàng tại Thành phố, cải thiện trải nghiệm của khách tại đây.

Năng lực cạnh tranh: Ngành Du lịch thành phố tiếp tục triển khai thực hiện chiến lược phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi sau dịch COVID-19, triển khai các hoạt động truyền thông quảng bá về điểm đến và thương hiệu du lịch thành phố nhằm kích cầu du lịch và khai thác ứng dụng số trong du lịch để phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh cần phải cải thiện, mới đáp ứng được yêu cầu thị trường, đồng thời tăng năng lực cạnh tranh của du lịch Thành phố với các nước trong khu vực và thế giới.

3.2. Kết quả khảo sát

Để thu thập dữ liệu khảo sát cho đề tài, tác giả đã phát đi 150 phiếu, thu về được 138 phiếu, trong đó có 12 phiếu không đạt yêu cầu, 126 phiếu đủ điều kiện để sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 theo Bảng 1.

Bảng 1. Kết quả khảo sát dữ liệu nghiên cứu

Thành phần mô tả

Tần số (người)

Tần suất (%)

 

Giới tính

Nam

59

46,8

Nữ

67

53,2

 

 

Tuổi

Dưới 25 tuổi

47

37,3

Từ 25 tuổi đến dưới 45 tuổi

41

32,5

Từ 45 tuổi đến dưới 65 tuổi

25

19,8

Trên 65 tuổi

13

10,3

 

 

Nghề nghiệp

Học sinh - sinh viên

4

3,2

Nhân viên văn phòng

19

15,1

Viên chức nhà nước

75

59,5

Chủ doanh nghiệp

22

17,5

Ngành nghề khác

6

4,8

(Nguồn: Tác giả điều tra, 2022)

Phân tích nhân tốt khám phá EFA

Theo Hair & cộng sự (1998) thì hệ số tải nhân tố (factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo tính thiết thực của phân tích nhân tố khám phá EFA. Với hệ số tải nhân tố > 0.3 được xem là đạt tối thiểu; hệ số tải nhân tố > 0.4 được xem là quan trọng; hệ số tải nhân tố > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Kỹ thuật trích các yếu tố được sử dụng là Principal Component, phương pháp xoay yếu tố Varimax và điểm dừng khi trích yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1.

Sau khi loại các biến quan sát không đạt yêu cầu, có 38 biến quan sát được trích vào 8 nhóm yếu tố tại Eigenvalue = 2.117 và tổng phương sai trích là 71,363%, nghĩa là 5 nhóm yếu tố trên giải thích được 71,363% biến thiên phương sai của tập dữ liệu.

Bảng 2. Kết quả phép xoay nhân tố cho các biến độc lập

Rotated Component Matrixa

 

Component

1

2

3

4

5

6

7

NNL4

0.876

 

 

 

 

 

 

NNL1

0.829

 

 

 

 

 

 

NNL2

0.828

 

 

 

 

 

 

NNL5

0.696

 

 

 

 

 

 

NNL3

0.679

 

 

 

 

 

 

SPDL2

 

0.863

 

 

 

 

 

SPDL3

 

0.710

 

 

 

 

 

SPDL1

 

0.691

 

 

 

 

 

SPDL5

 

0.663

 

 

 

 

 

SPDL4

 

0.634

 

 

 

 

 

CSVC2

 

 

0.761

 

 

 

 

CSVC5

 

 

0.753

 

 

 

 

CSVC1

 

 

0.707

 

 

 

 

CSVC4

 

 

0.699

 

 

 

 

CSVC3

 

 

0.627

 

 

 

 

QLDD3

 

 

 

0.832

 

 

 

QLDD1

 

 

 

0.792

 

 

 

QLDD4

 

 

 

0.651

 

 

 

QLDD2

 

 

 

0.643

 

 

 

TNDL2

 

 

 

 

0.803

 

 

TNDL5

 

 

 

 

0.749

 

 

TNDL4

 

 

 

 

0.728

 

 

TNDL3

 

 

 

 

0.715

 

 

GIAC2

 

 

 

 

 

0.803

 

GIAC3

 

 

 

 

 

0.785

 

GIAC4

 

 

 

 

 

0.518

 

HIANH2

 

 

 

 

 

 

0.751

HIANH3

 

 

 

 

 

 

0.736

HIANH1

 

 

 

 

 

 

0.710

Nguồn: Phân tích của tác giả dựa trên dữ liệu sơ cấp

Kết quả phân tích đối với các biến quan sát thuộc yếu tố năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch TP. Hồ Chí Minh đối với du khách châu Âu cho thấy, các biến quan sát này được xếp vào 1 yếu tố duy nhất, có nghĩa là yếu tố sát năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch TP. Hồ Chí Minh đối với du khách châu Âu sau khi xoay EFA đã loại 1 biến NLCT1 (NLCT) còn các biến khác vẫn giữ nguyên, đảm bảo tính thống nhất về giá trị nội dung. Phương sai trích sau khi xoay EFA đạt 65,831% tại eigenvalues = 2.633.

4. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hồ Chí Minh đối với du khách châu Âu trong thời gian tới

4.1. Giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch

Thành phố Hồ Chí Minh có đủ năng lực quản lý và xây dựng các sản phẩm du lịch dựa trên tài nguyên du lịch đủ tiềm lực và năng lực thì mới có thể cung cấp được dịch vụ này. Điều đó có nghĩa du khách châu Âu đến Thành phố. Do đó, đối với yếu tố Tài nguyên du lịch, hệ số hồi quy chuẩn hóa = 0.011, giá trị sig. = 0.000 (p-value) nhỏ hơn 0.05 đủ cơ sở để kết luận hệ số hồi quy này có ý nghĩa trong mô hình, nói một cách khác, hệ số hồi quy có ảnh hưởng cùng chiều (hệ số beta dương) đến biến phụ thuộc “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch TP. Hồ Chí Minh đối với du khách châu Âu”.

4.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

Để có đội ngũ nguồn nhân lực giỏi chuyên môn, nghiệp vụ kỹ năng đóng vai trò quan trọng của điểm đến. Với du khách châu Âu cần phải có đội ngũ am hiểu và giỏi tiếng Đức. Qua bảng phân tích đối với yếu tố Nguồn nhân lực du lịch hệ số hồi quy chuẩn hóa = 0.047, giá trị sig. = 0.000 (p-value) nhỏ hơn 0.05 đủ cơ sở để kết luận  hệ số hồi quy này có ý nghĩa trong mô hình. Đội ngũ nhân lực cảm nhận về hướng dẫn viên có thái độ lịch sự, nhanh nhẹn, nhiệt tình và chu đáo với khách hàng, hướng dẫn viên có nhiều kinh nghiệm, am hiểu các tuyến điểm tham quan trong chương trình du lịch, hướng dẫn viên thông báo kịp thời, xử lý nhanh chóng các sự cố ngoài ý muốn xảy ra và hướng dẫn viên giải quyết các yêu cầu của khách hàng bằng thái độ quan tâm và có trách nhiệm thì du khách sẽ cảm thấy hài lòng. Nguồn nhân lực phải có trình độ chuyên môn phù hợp, kỹ năng xử lý các tình huống tốt, phẩm chất đạo đức tốt, kỹ năng giao tiếp tốt và phải giỏi ngoại ngữ là yếu tố quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

4.3. Giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm du lịch và dịch vụ

Cạnh tranh điểm đến du lịch chính là cạnh tranh Sản phẩm du lịch và dịch vụ tại điểm đến, qua phân tích yếu tố hệ số hồi quy chuẩn hóa = 0.096, giá trị sig. = 0.041 (p-value) nhỏ hơn 0.05 đủ cơ sở để kết luận rằng hệ số hồi quy này có ý nghĩa trong mô hình, nói một cách khác, hệ số hồi quy có ảnh hưởng cùng chiều (hệ số beta dương) đến biến phụ thuộc “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch TP. Hồ Chí Minh đối với du khách châu Âu”. Đồng thời, chúng tôi đã nghiên cứu về các sản phẩm du lịch và dịch vụ mang nét đặc trưng riêng của tác giả Nguyễn Công Hoan (2022), sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với sở thích của khách.

4.4. Giải pháp về chính sách và công tác quản lý điểm đến du lịch

Để có chính sách quản lý tốt về các điểm đến du lịch như TP. Hồ Chí Minh đòi hỏi phải có một chính sách quản lý đồng bộ, nhất quán. Qua phân tích đối với yếu tố Quản lý điểm đến du lịch hệ số hồi quy chuẩn hóa = 0.367, giá trị sig. = 0.000 (p-value) nhỏ hơn 0.05 đủ cơ sở để kết luận rằng hệ số hồi quy này có ý nghĩa trong mô hình, nói một cách khác, hệ số hồi quy có ảnh hưởng cùng chiều (hệ số beta dương) đến biến phụ thuộc “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch TP. Hồ Chí Minh đối với du khách châu Âu”.

4.5. Giải pháp về xây dựng hình ảnh điểm đến

Hồ Chí Minh là điểm đến du lịch nổi tiếng của cả nước, và là điểm du lịch cạnh tranh với các điểm đến lân cận. Qua phân tích đối với yếu tố Hình ảnh điểm đến du lịch, hệ số hồi quy chuẩn hóa = 0.133, giá trị sig. = 0.000 (p-value) nhỏ hơn 0.05 đủ cơ sở để kết luận hệ số hồi quy này có ý nghĩa trong mô hình, nói một cách khác, hệ số hồi quy có ảnh hưởng cùng chiều (hệ số beta dương) đến biến phụ thuộc “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch TP. Hồ Chí Minh đối với du khách châu Âu”. Do đó, giả thuyết H5 được chấp nhận. Theo tác giả Nguyễn Thị Lệ Hương (2014) hình ảnh điểm đến gắn liền với an toàn thân thiện với dân cư, thủ tục quy định, tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hương (2018).

4.6. Giải pháp về hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Một số hình thức đầu tư trong nước đang được thực hiện, như: tự đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo chuyển đổi công năng của các công trình cũ; hợp tác với các tổ chức kinh tế, các địa phương có tiềm năng về du lịch nhưng không đủ năng lực quản lý. Qua đánh giá về cơ sở hạ tầng và vật chất đối với Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất trang thiết bị du lịch, hệ số hồi quy chuẩn hóa = 0.121, giá trị sig. = 0.000 (p-value) nhỏ hơn 0.05 đủ cơ sở để kết luận rằng hệ số hồi quy này có ý nghĩa trong mô hình, nói một cách khác, hệ số hồi quy có ảnh hưởng cùng chiều (hệ số beta dương) đến biến phụ thuộc “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch TP. Hồ Chí Minh đối với du khách châu Âu”. Do đó, giả thuyết H6 được chấp nhận.

4.7. Giải Pháp về chiến lược giá

Cạnh tranh điểm đến du lịch về chính sách giá là một trong những yếu tố quan trọng khi du khách lựa chọn đến du lịch và sử dụng các phương tiện vận chuyển, lưu trú, ăn uống, giải trí. Qua phân tích yếu tố giá cả, hệ số hồi quy chuẩn hóa = 0.324, giá trị sig. = 0.000 (p-value) nhỏ hơn 0.05 đủ cơ sở để kết luận rằng hệ số hồi quy này có ý nghĩa trong mô hình, cùng với các yếu tố khác như nội dung chương trình, thời gian, số lượng khách v.v… thì yếu tố Giá/Giá trị cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra quyết định.

5. Kết luận

Nâng cao năng lực cạnh tranh của TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh cạnh tranh thu hút khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách châu Âu hiện nay cần có những chính sách hiệu quả trong quá trình đầu tư và phát triển du lịch thành phố, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu chỉ được tiến hành trong phạm vi khách hàng là khách châu Âu đến Việt Nam du lịch, trong đó có TP. Hồ Chí Minh.

Thứ hai, trên thực tế có nhiều yếu tố, nhưng mô hình này chỉ tập trung vào nghiên cứu 7 yếu tố, đó là: Tài nguyên du lịch (TNDL), Nguồn nhân lực du lịch (NNL), Sản phẩm du lịch (SPDL), Quản lý điểm đến du lịch (QLDD), Hình ảnh điểm đến du lịch (HIANH), Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (CSVC), Giá cả (GIAC).

Thứ ba, nghiên cứu này chỉ tập trung vào năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch TP. Hồ Chí Minh đối với du khách châu Âu, nhưng trong thời gian vừa qua do dịch COVID-19 nên số lượng khách châu Âu đến cũng không nhiều, và khó phân định rõ từng nhóm đối tượng khách theo quốc gia cho các đối tượng này.

Thứ , năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch TP. Hồ Chí Minh đối với du khách châu Âu có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố tiềm ẩn khác, tuy nhiên đề tài chưa tìm hiểu được.

Đồng thời, nghiên cứu cũng đã đưa ra một vài trao đổi với lãnh đạo về chính sách thu hút các chủ đầu tư trong quá trình đầu tư vào cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, có các chương trình liên kết đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực, các nghiên cứu nhằm tạo ra sự đa dạng cho sản phẩm du lịch, cũng như các yếu tố khác; nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của TP. Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển điểm đến du lịch trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tiếng Việt      

  1. Nguyễn Công Hoan (2022). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình du lịch đường sông tại Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Hạ Long, số 03, tháng 6, 5-17.
  2. Nguyễn Thị Lệ Hương (2014). Phân tích năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch thành phố Huế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học Huế.
  3. Nguyễn Thị Quỳnh Hương (2018). Nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Hạ Long, Quảng Ninh - Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Thương mại.
  4. Đặng Thanh Liêm (2018). Marketing địa phương nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre, Luận án Tiến sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
  5. Trần Thị Thùy Trang (2017). Đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, Tạp chí Du lịch, tháng 5.
  6. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1 & tập 2, NXB Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh.
  7. Nguyễn Anh Tuấn (2010). Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tiếng Anh

  1. Bahar, O., & Kozak, M. (2007). Advancing destination competitiveness research: Comparison between tourists and service providers. Journal of Travel & Tourism Marketing, 22(2), 61- 71.
  2. Barbosa L.G.M., Oliveira C.T.F., and Rezende C. (2010). Competitiveness of tourist destinations: The study of 65 key destinations for the development of regional tourism, Rap - Rio De Janeiro 44 (5), 1068-1095.
  3. Crouch, G.I & Ritchie, B.J.R. (1999). Tourism Competitiveness, and Societal Prosperity, Journal of Business Research, 44, 137-52.
  4. D’Hauteserre, A.M. (2000). Lessons in managed destination competitiveness: The case of Foxwoods Casino Resort, Tourism Management, 21(1), pp. 23-32.
  5. Dwyer, Larry, & Kim, C.W. (2003). Destination Competitiveness: determinants and indicators, Current Issues in Tourism, 6 (5), 369-414.
  6. Hassan, S. S. (2000). Determinants of Market competitiveness in an environmentally sustainable tourism Industry, Journal of Travel Research, 38, 239-245.

Strengthening Ho Chi Minh City’s destination competitiveness for European tourists

Master’s student Vy Quynh Lan

Assoc.Prof.Ph.D Nguyen Cong Hoan

Nguyen Tat Thanh Universitu

Faculty of Commerce and Tourism, Industrial University of Ho Chi Minh City

Abstract:

The tourism industry always play a key role in Ho Chi Minh City’s socio-economic development and economic restructuring process. This study analyzes the  destination competitiveness of Ho Chi Minh City for European tourists in terms of  (1) tourism resources; (2) human resources; (3) tourism products and services; (4) destination management; (5) destination image; (6) infrastructure and facilities for tourism; (7) price; and (8) tourism destination competitiveness. Based on the study’s findings, some solutions are proposed to strengthen Ho Chi Minh City’s destination competitiveness.

Keywords: European tourists, competitiveness, tourist destination, destination competitiveness, Ho Chi Minh City.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 6  tháng 3 năm 2023]