Khuyến công Thanh Hóa: Đang đi đúng và trúng hướng

Sở Công Thương Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm Năng lượng Thanh Hóa (Trung tâm) khảo sát, nghiên cứu xây dựng Đề án giai đoạn 2022 – 2025 trong lĩnh vực chế biến lâm sản.

Nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế sẵn có và phát huy hiệu quả cao vai trò khuyến công trong lĩnh vực chế biến lâm sản, Sở Công Thương Thanh Hóa đã tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm Năng lượng Thanh Hóa (Trung tâm) khảo sát, nghiên cứu xây dựng Đề án giai đoạn 2022 – 2025 trong lĩnh vực chế biến lâm sản.

Theo đó, đề án sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực, giúp các cơ sở công ngiệp nông thôn (CNNT) liên kết đầu tư, quy hoạch nguồn nguyên liệu, hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nguồn nguyên liệu gỗ tạp tự nhiên và gỗ rừng trồng tại địa phương.

Hướng tới mục tiêu triển khai hỗ trợ cho các cơ sở CNNT đến năm 2025, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ toàn tỉnh đạt khoảng 100 triệu USD. Đến năm 2025, trên 80% cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến. 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC).

Hỗ trợ xây dựng mô hình TDKT sản xuất gỗ dân dụng và xuất khẩu theo công nghệ ván ghép thanh ngang - Công ty TNHH sản xuất CBLS Hải Oanh

Toàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng hơn 400 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản. Trong đó, năng lực xuất khẩu trực tiếp là 1/4 doanh nghiệp, thị trường chủ yếu là Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Đức, Mỹ và EU với nhu cầu cao về giấy, đồ gỗ nội thất, gỗ công nghiệp và gỗ kỹ thuật dùng trong xây dựng.

Đặc biệt, Thanh Hóa là tỉnh lớn nằm ở khu vực Bắc – Bắc Trung bộ, có diện tích đứng thứ 5, dân số đứng thứ 3 cả nước. Địa hình có độ dốc trải dài từ miền núi, trung du xuống đồng bằng và ven biển; với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là vùng lâm sản tự nhiên và vùng gỗ rừng trồng. Hiện nay, Thanh Hóa có 160.000 ha được quản lý theo hướng bền vững, trồng rừng trên 10.000 và 6,2 triệu cây phân tán; nâng diện tích rừng gỗ lớn 56.000 ha, luồng thâm canh 30.000 ha. Đây chính là nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào, bền vững cho phát triển ngành lâm sản phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.

Trước đó, Thanh Hóa đã triển khai “Hỗ trợ các cơ sở CNNT trên địa bàn phát triển sản xuất chế biến lâm sản, giai đoạn 2018 – 2020”. Năm 2018, Trung tâm triển khai hỗ trợ các cơ sở CNNT với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng, gồm các nội dung: Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất sản phẩm gỗ ván ép xuất khẩu cho 4 đơn vị. Năm 2019, Trung tâm triển khai Đề án điểm tại các huyện Thạch Thành, Như Xuân và Như Thanh với tổng kinh phí 2,3 tỷ đồng.

Năm 2020 là năm cuối triển khai thực hiện Đề án, Trung tâm tiếp tục triển khai 2 nội dung khuyến công: Ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong chế biến lâm sản cho 3 đơn vị tại huyện Ngọc Lặc, Như Thanh và Triệu Sơn; Xây dựng mô hình trình diễn cho 2 cơ sở CNNT tại huyện Nông Cống và thị xã Nghi Sơn…

Hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị vào sản xuất chế biến lâm sản

Ngoài ra, việc tổ chức “Hội thảo nâng cao năng suất chất lượng, phát triển chế biến lâm sản” cũng góp phần giúp các doanh nghiệp trên địa tỉnh bàn trao đổi kinh nghiệm, tổ chức và vận hành sản xuất khoa học, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất… Bước đầu, các doanh nghiệp đã biết liên kết tạo thành chuỗi giá trị, từ khâu quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu đến khâu chế biến và tiêu thụ, từ đó có hướng phát triển triển bền vững….

Đây là cách là mới, đang đi đúng và trúng, kịp thời giúp các cơ sở mạnh dạn đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến tạo nhiều sản phẩm mới, đặc biệt là chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt trong lĩnh vực chế biến lâm sản.

Hoàng Dương