Bảo vệ doanh nghiệp khỏi bị thâu tóm - Châu Âu đã làm gì?

Đại dịch COVID-19 gây ra lo ngại trên khắp Hoa Kỳ, châu Âu và châu Á về việc các công ty nước ngoài đang nhắm tới các doanh nghiệp khó khăn. Những lo ngại này đã khiến nhiều chính phủ ban hành các chính sách - tạm thời và lâu dài - để bảo vệ các công ty của họ khỏi sự thâu tóm.

Nước Anh đã hành động như thế nào?

Vào tháng 11/2020, Chính phủ Vương quốc Anh đã đề xuất luật mới để tăng cường quyền hạn trong việc chặn nước ngoài tiếp quản các công ty Anh. Đây là nỗ lực mới nhất của Thủ tướng Boris Johnson nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp được coi là chiến lược hoặc quan trọng đối với an ninh quốc gia. Imagination là công ty sản xuất chất bán dẫn cho điện thoại di động và các thiết bị tiêu dùng khác. Imagination được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia của Vương quốc Anh, vì công nghệ của nó có thể xác định các lỗ hổng trên mạng.

Năm 2017 Imagination bị mua lại bởi Canyon Bridge một công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ nhưng do China Reform Holdings (CRH) chiếm cổ phần đa số. Vào thời điểm đó, Canyon Bridge đảm bảo với chính phủ Anh rằng “đó là một công ty của Mỹ, không nằm dưới sự kiểm soát của CRH, và CRH vẫn là một nhà đầu tư thụ động”. Nhưng CRH được cho là đã tìm cách nắm quyền kiểm soát ban quản trị của Imagination tại một cuộc họp khẩn cấp vào ngày 7/4/2020. Cuộc họp này đã bị hoãn, khi Bộ trưởng Văn hóa Vương quốc Anh yêu cầu giải trình.

Cùng lúc đó, Vương quốc Anh khẳng định họ có quyền can thiệp vào các thương vụ M&A vì lý do an ninh quốc gia theo Đạo luật Doanh nghiệp 2002. Theo quy định của Đạo luật này, Chính phủ có quyền ngăn chặn hoặc hủy bỏ hoạt động M&A. Vào tháng 10/2019, Vương quốc Anh đã đề xuất luật mới để xem xét các thương vụ M&A trên nhiều lĩnh vực công nghiệp chiến lược rộng lớn nhằm bảo đảm an ninh quốc gia.

EU khuyến khích xây dựng cổ phiếu vàng

Vào ngày 23/3/2020, được tin một công ty Hoa Kỳ sẽ mua cổ phần của CureVac, doanh nghiệp Đức đang nghiên cứu phương pháp chữa bệnh coronavirus, Bộ trưởng Kinh tế Đức, Peter Altmaier, đã tung ra  quỹ bình ổn trị giá 750 tỷ Euro để sử dụng mua cổ phần trong các công ty Đức như CureVac.

bo truong kinh te duc

Ông Pete Altmaier, Bộ trưởng Bộ kinh tế Đức: 

 Đối với tôi và toàn thể nước Đức, điều  chúng ta cần làm lúc này là bảo vệ và tăng cường phát triển những ngành trọng yếu của đất nước, bao gồm điện tử, trí tuệ nhân tạo và rất nhiều ngành khác nữa.

Ông Pete Altmaier nhấn mạnh: “Mục tiêu là để đảm bảo an ninh tài chính cho Công ty Curevac. Điều tối thiểu là chúng ta cần làm là bảo vệ và tăng cường phát triển những ngành trọng yếu của Đức, bao gồm điện tử, trí tuệ nhân tạo và rất nhiều ngành khác nữa”.

Pháp cũng hưởng ứng lời kêu gọi và công bố một quỹ trị giá 20 tỷ Euro để bảo vệ 70 công ty niêm yết. Bộ trưởng Kinh tế Pháp, Bruno Le Maire tuyên bố khoản tiền này sẽ hỗ trợ “các công ty dễ bị tổn thương thông qua viện trợ trực tiếp, tăng cường sự tham gia của Nhà nước hoặc quốc hữu hóa tạm thời”.

kinh te phap

Ông Bruno Le Maire, Bộ trưởng Kinh tế Pháp:

Quốc hữu hóa rõ ràng là biện pháp cuối cùng.Chúng ta sẽ không để các doanh nghiệp công nghiệp chiến lược mà chúng ta đã đầu tư hàng tỷ USD ... tan thành mây khói.

Ông Le Maire cũng nêu rõ Chính phủ sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình đối với các thương vụ M&A của nước ngoài trong các lĩnh vực như năng lượng, viễn thông và sức khỏe cộng đồng, để bảo vệ các tài sản chiến lược của Pháp.

Bộ trưởng Kinh tế Pháp cho rằng: “Quốc hữu hóa rõ ràng là biện pháp cuối cùng, nhưng chúng ta sẽ không để các doanh nghiệp công nghiệp chiến lược mà chúng ta đã đầu tư hàng tỷ USD... tan thành mây khói.”

thu tuong y

Ông Mario Draghi, Thủ tướng Italia:

 Tôi  ủng hộ việc mở rộng bảo hộ của nhà nước đối với các doanh nghiệp Italia, ủng hộ lời kêu gọi trước đó của Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Giancarlo Giorgetti để “Quyền lực vàng” - quyền đặc biệt đối với cổ phần do Nhà nước nắm giữ trong các ngành quan trọng. Quyền hạn này hy vọng có thể mở rộng sang lĩnh vực ô tô và thép.

Tây Ban Nha cũng là một trong những quốc gia đầu tiên thông qua luật hạn chế  đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp chiến lược. Quyền hạn này được có thể mở rộng sang lĩnh vực ô tô và thép.

Ngoài ra Ủy ban Châu Âu cũng đã ban hành hướng dẫn để bảo vệ các tài sản quan trọng của Châu Âu. Hướng dẫn này quy định các quốc gia thành viên được quyền sử dụng các biện pháp sàng lọc quốc gia, “cổ phần vàng” hoặc “quốc hữu hóa” để ngăn chặn việc thâu tóm các tài sản chiến lược của các nhà đầu tư nước ngoài.

thu tuong

Ông Markus Soder, Thủ tướng Bavaria:

 Các biện pháp nên đi xa hơn, để cấm tất cả các vụ thâu tóm của nước ngoài. Nếu vào cuối cuộc khủng hoảng này, toàn bộ nền kinh tế Bavaria và Đức sẽ kết thúc trong tay nước ngoài… thì đó không chỉ là một cuộc khủng hoảng y tế - đó là sự thay đổi hoàn toàn trật tự kinh tế toàn cầu, và chúng ta phải đề phòng điều đó.

 

Thái Duy (Biên dịch - Nguồn Skadden và Reuters)