Ảnh hưởng của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đến áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp logistics tại TP. Hồ Chí Minh

TS. Phạm Ngọc Toàn (Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh), ThS. Phạm Xuân Quang (Công ty cổ phần Transimex)

TÓM TT:

Những lợi ích tiềm tàng khi thực hiện giải pháp hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong kế toán. Khả năng tích hợp, vận hành linh hoạt, cung cấp thông tin hoạt động và tài chính theo thời gian thực đã cho thấy ERP sẽ làm thay đổi cơ bản việc áp dụng kế toán quản trị ở các doanh nghiệp. Nghiên cứu nhằm xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp logistics tại TP. Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu được tiến hành trên 148 mẫu khảo sát tại các doanh nghiệp logistics tại TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng với việc sử dụng phần mềm SPSS. Kỹ thuật phân tích bao gồm: thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy thang đo, phân tích EFA, hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 nhân tố của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Logistics tại thành phố Hồ Chí Minh, gồm: Chất lượng hệ thống; Chất lượng thông tin; Chất lượng dịch vụ; Chất lượng chức năng kiểm soát của ERP; Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao.

Từ khóa: Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, kế toán quản trị, doanh nghiệp logistics, ERP.

1. Giới thiệu

Trong những năm qua, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một khuôn mẫu hệ thống thông tin được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Mặc dù chi phí cho một phần mềm ERP khá cao, thời gian triển khai lâu dài, nguy cơ dẫn tới việc triển khai thất bại cũng rất lớn nhưng việc ứng dụng ERP vào hoạt động kinh doanh lại được xem là một xu thế tất yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) trong xu thế hội nhập quốc tế. Do vậy, nhiều DN trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã quyết định ứng dụng phần mềm ERP vào thực tiễn. Nghiên cứu này nhằm minh chứng hệ thống ERP thực sự đem lại nhiều lợi ích cho các DN.

Những năm gần đây, nhiều tập đoàn vận chuyển trên thế giới đã sử dụng ERP như: Maersk Line (Damco), DHL, Leschaco, UPS supply chain… đều đã ứng dụng thành công hệ thống ERP vào trong công tác quản lý của mình. Hiện nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu về thực trạng áp dụng kế toán quản trị trong môi trường ứng dụng ERP, tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu về ứng dụng ERP ảnh hưởng đến kế toán quản trị còn khá ít, đặc biệt là những nghiên cứu tại các DN Logistics.

Trên nền tảng lý thuyết liên quan đến hệ thống ERP và công tác kế toán quản trị kết hợp với việc kế thừa thành quả của một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu về “Ảnh hưởng của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Logistics tại TP. Hồ Chí Minh” nhằm xác định các nhân tố của hệ thống ERP và mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này đến việc áp dụng kế toán quản trị ở các doanh nghiệp Logistics tại TP. Hồ Chí Minh.

2. Cơ slý thuyết, mô hình và phương pháp nghiên cứu

2.1. Cơ slý thuyết và mô hình đxut

Rashid & Cộng sự (2002), hệ thống hoạch định nguồn lực DN hoặc hệ thống DN là hệ thống phần mềm để quản lý DN, bao gồm các module hỗ trợ các lĩnh vực chức năng, như: lập kế hoạch, sản xuất, bán hàng, tiếp thị, phân phối, kế toán, tài chính, quản lý nhân sự, quản lý dự án, quản lý hàng tồn kho, dịch vụ và bảo trì, vận chuyển và kinh doanh điện tử. Cách thiết kế của hệ thống ЕɌР tạo điều kiện tích hợp các module cho các bộ phận riêng lẻ trong toàn DN, cung cấp luồng thông tin giữa tất cả các chức năng trong DN theo phương thức nhất quán. Hệ thống này còn cho phép các công ty thực hiện một hệ thống tích hợp duy nhất bằng cách thay thế hoặc tái thiết kế hệ thống thông tin sẵn có của họ.

Các nhân tố của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Logistics tại TP. Hồ Chí Minh như sau:

- Chất lượng hệ thống: Rom (2008) đề xuất tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật của ERP và kiểm tra tác động của chúng đối với thực tiễn kế toán quản trị. Trên thực tế, Rom (2008) đã định nghĩa sự hỗ trợ kỹ thuật của một hệ thống ERP là khả năng những đặc tính kỹ thuật của nó được sử dụng để thiết kế và thực hành các kỹ thuật kế toán quản trị.

Giả thuyết H1 được đưa ra là: Chất lượng hệ thống tác động dương đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Logistics tại TP. Hồ Chí Minh.

- Chất lượng thông tin: Salehi và cộng sự (2010) đã xác nhận trong nghiên cứu của họ rằng một hệ thống thông tin kế toán tinh vi hơn sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động kế toán - hệ thống thông tin kế toán trong hệ thống ERP được đánh giá là tinh vi hơn hệ thống thông tin kế toán truyền thống. Hiệu quả này được phản ánh trong việc vận dụng kế toán quản trị. Sau đó, Rom (2008) đã kết luận rằng các hệ thống ERP được coi là một nguồn thông tin quan trọng cho hầu hết các kỹ thuật kế toán.

Giả thuyết H2 được đưa ra là: Chất lượng thông tin tác động dương đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Logistics tại TP. Hồ Chí Minh.

- Chất lượng dịch vụ: Sulaiman và các cộng sự (2008) lập luận rằng khi thực hiện hệ thống ERP, chất lượng dịch vụ như các nhân viên tư vấn công nghệ thông tin và nhà cung cấp hệ thống là các nhân tố quan trọng trong việc cung cấp làm rõ và bổ sung thông tin về hệ thống ERP. Các chuyên gia này thường có xu hướng thúc đẩy thay đổi trong việc vận dụng kế toán quản trị.

Giả thuyết H3 được đưa ra là: Chất lượng dịch vụ tác động dương đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Logistics tại TP. Hồ Chí Minh.

- Chất lượng chức năng kiểm soát của ERP: Phần mềm có tính năng kiểm soát trong hệ thống ERP bao gồm: kiểm soát nhập liệu; kiểm soát quyền truy cập hệ thống; truy cập dữ liệu; có khả năng phát hiện, ngăn ngừa gian lận và giúp cải thiện chất lượng thông tin của đơn vị. Rom (2008) đã kết luận rằng các hệ thống ERP có chức năng kiểm soát giúp đảm bảo an toàn thông tin, tạo điều kiện cho hầu hết các kỹ thuật kế toán quản trị áp dụng tại đơn vị.

Giả thuyết H4 được đưa ra là: Chất lượng chức năng kiểm soát của ERP tác động dương đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Logistics tại TP. Hồ Chí Minh.

- Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao: Solmaz Abbasi và cộng sự (2014) chỉ ra các nhà quản lý tại DN có thể điều chỉnh hệ thống thông tin kế toán sao cho phù hợp với nhu cầu thông tin của tổ chức bằng cách hình thành các nhu cầu này dưới dạng thực hành kế toán. Trên thực tế, bằng cách tham gia xác định nhu cầu thông tin trong quá trình triển khai ERP, giám đốc điều hành sẽ yêu cầu các ưu tiên thông tin từ hệ thống thông tin kế toán mới để hỗ trợ cho việc ra quyết định của mình. Các ưu tiên này sẽ ảnh hưởng đến lượng thông tin kế toán được tạo ra. Thông thường, nhà lãnh đạo sẽ yêu cầu lượng thông tin rộng lớn hơn để đáp ứng nhu cầu ra các quyết định kinh doanh của mình. Điều này sẽ dẫn tới việc các nhà quản lý cấp cao áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp.

      Giả thuyết H5 được đưa ra là: Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao tác động dương đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Logistics tại TP. Hồ Chí Minh.

2.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu   

Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn chính: (1) Nghiên cứu định tính nhằm xác định mô hình nghiên cứu chính thức và xây dựng thang đo nghiên cứu chính thức cho các nhân tố của ERP đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các DN Logistics Tại TP. Hồ Chí Minh; (2) Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu, khảo sát và kiểm định các giả thiết của mô hình.

Phương pháp chọn mẫu: Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Theo Tabachnick& Fidell (2007) khi dùng hồi quy bội, kích thước mẫu n nên được tính bằng công thức sau: n ≥ 50 +8p (p: số lượng biến độc lập), số mẫu phù hợp được chọn trong bài nghiên cứu là 148 mẫu.

Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Logistics tại TP. Hồ Chí Minh như sau: 

ct1

3. Kết qunghiên cu

Sau khi kiểm định độ tin cậy các thang đo của các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tác giả đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính như sau:

Bảng 3.1. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến

Mô hình

Hệ số R

Hệ số R2

Hệ số R2 - hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng

1

.711a

.512

.504

.12335

(Ngun: Tính toán tphầm mềm SPSS)

Bảng 3.1 cho thấy, giá trị hệ số R2 – hiệu chỉnh = 0,504> 0,5, do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra, giá trị hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,504, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 50,4%.

Bảng 3.2. Kết quả các trọng số hồi quy

Coefficientsa

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

tstat

Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

Beta

Sai số chuẩn

Beta

Hệ số Tolerance

Hệ số VIF

1

(Constant)

.147

.162

 

5,754

.000

 

 

X1

.137

0,024

0,335

5,511

.000

0.712

1.132

X2

.056

0,011

0,236

5,429

.000

0.873

1.135

X3

.051

0,016

0,137

3,733

.000

0.924

1.061

X4

.087

0,018

0,280

5,966

.000

0.853

1.151

X5

.163

0,031

0,382

6,363

.000

0.851

1.143

(Ngun: Tính toán t phầm mềm SPSS)

Căn cứ vào Bảng 3.2, phương trình hồi quy tuyến tính bội các nhân tố của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Logistics tại TP. Hồ Chí Minh với các hệ số chuẩn hóa như sau:

Y = 0.335X1+ 0.236X2 + 0.137X3 + 0.280X4 + 0.382X5

Kết luận: Mục đích của nghiên cứu này là xác định và đo lường mức ảnh hưởng của ERP đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Logistics tại TP. Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được 5 nhân tố có ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp với mức độ tác động theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao; Chất lượng hệ thống; Chất lượng chức năng kiểm soát của ERP; Chất lượng thông tin; Chất lượng dịch vụ.

4. Kiến ngh

Tác giả đề xuất một số kiến nghị về ảnh hưởng của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Logistics tại TP. Hồ Chí Minh như:

- Về sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao: Nhà quản lý cấp cao cần ý thức được tầm quan trọng, có thái độ tích cực và sẵn sàng đầu tư các nguồn lực cần thiết đối với việc vận dụng kế toán quản trị.

- Về chất lượng hệ thống: Doanh nghiệp cần đảm bảo tính dễ sử dụng, dễ tìm hiểu và dễ học hỏi, cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng hệ thống ERP. Bên cạnh đó, hệ thống cần đảm bảo giao diện dễ thích nghi, dễ nâng cấp, cập nhật hệ thống trong quá trình sử dụng,..

- Về chất lượng chức năng kiểm soát của ERP: Cần kiểm soát tốt quá trình nhập liệu, kiểm soát quyền truy cập dữ liệu và hệ thống, có khả năng phát hiện lỗi và có thể ngăn chặn những gian lận, từ đó giúp cải thiện chất lượng thông tin, giúp áp dụng kế toán quản trị trong đơn vị.

- Về chất lượng thông tin: hệ thống ЕɌР cần cung cấp những thông tin hữu ích; dễ hiểu; có tính chính xác, có độ tin cậy, thông dụng; thông tin luôn có sẵn, kịp thời, đúng lúc.

- Về chất lượng dịch vụ: Đơn vị cung cấp dịch vụ ERP nên cung cấp một sự hỗ trợ kỹ thuật thích hợp trong và sau quá trình triển khai hệ thống ERP; tổ chức huấn luyện, chuyển giao công nghệ thích hợp cho bên áp dụng ERP.

TÀI LIU THAM KHO:

  1. Dezdar, S., & Sulaiman, A. (2009). Successful enterprise resource planning implementation: taxonomy of critical factors. Industrial Management & Data Systems, 109(8), 1037-1052.
  2. Rashid, M., Hossain, L., Patrick, J. (2002). The Evolution of ERP Systems: A Historical Perspective. Idea Group Publishing.
  3. Rom, A. and Rohde, C., 2006. Enterprise resource planning systems, strategic enterprise management systems and management accounting: A Danish study. Journal of Enterprise Information Management, 19(1), pp.50-66.
  4. Salehi, M., Rostami, V., & Mogadam, A. (2010). Usefulness of accounting information system in emerging economy: Empirical evidence of Iran. International Journal of Economics and Finance, 2(2), 186-195.
  5. Solmaz Abbasi, Mahmoud Zamani, Changiz Valmohammadi, 2014. The effects of ERP systems implementation on management accounting in Iranian organizations. Education, Business and Society: Contemporary Middle Eastern Issues, Vol. 7, No. 4, 245-256.
  6. Tabachnick, B. G., Fidell, L. S., & Ullman, J. B. (2007). Using multivariate statistics (Vol. 5). Boston, MA: Pearson.

IMPACTS OF ENTERPRISE RESOURCE PLANNING SYSTEM ON THE APPLICATION OF MANAGEMENT ACCOUNTING IN LOGISTICS ENTERPRISES LOCATED IN HO CHI MINH CITY

Ph.D Pham Ngoc Toan

University of Economics Ho Chi Minh City

Master. Pham Xuan Quang

Transimex Joint Stock Company

Abstract:

The potential benefits of enterprise resource planning (ERP) solutions have attracted a lot of attention from researchers in accounting field. The ability of integrating, operating flexibly, and providing real-time financial and operational information has shown that the ERP could fundamentally change the application of management accounting in businesses. This study aims to identify and measure the impact of ERP on the management accounting in logistics enterprises located in Ho Chi Minh City.

This study was conducted with 148 survey samples collected from logistics enterprises located in Ho Chi Minh City. The study was carried out by using qualitative and quantitative research methods with the SPSS. The study’s analytical techniques include descriptive statistics, scale reliability testing, exploratory factors analysis, linear regression. The study’s results show that there are 05 factors of the ERP which impact on the application of management accounting in logistics enterprises located in Ho Chi Minh City. These factors are System quality, Quality of information, Service quality, Quality of ERP’s control function and Support of senior managers.

Keywords: Enterprise resource planning system, management accounting, logistics enterprise, ERP.