Việt Nam sẽ cung cấp cho Comoros 60.000 tấn gạo mỗi năm.

Ngày 8/8/2013, tại Hà Nội, Thứ trưởng Lê Dương Quang thay mặt Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Comoros tại Bắc Kinh, ông Mahmoud M.Aboud thay mặt Phó Tổng thốn

Theo đó, từ tháng 8/2013 đến hết tháng 12/2015, Việt Nam sẽ cung cấp cho Comoros 60.000 tấn gạo mỗi năm.

Comoros là một quốc gia nhỏ nằm ở khu vực Đông Phi, có diện tích 2.235 km2 , dân số 737.284 người (2012). Cho đến nay, Việt Nam và Comoros chưa thiết lập quan hệ ngoại giao; trao đổi thương mại giữa hai nước vẫn còn rất khiêm tốn, từ năm 2010 đến 2012 gần như chưa có. 3 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta sang Comoros đạt 1,78 triệu USD, trong đó xi măng chiếm 1,43 triệu USD. Trước đây, Comoros chủ yếu nhập khẩu gạo của Ấn Độ và Pakistan, nay có nhu cầu chuyển sang mua gạo của Việt Nam.

Lễ ký kết Bản ghi nhớ

Mở rộng thị trường xuất khẩu gạo sang Comoros có ý nghĩa quan trọng đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Châu Phi, khu vực hiện chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo hàng năm của Việt Nam, tạo động lực đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường các nước châu Phi khác. Qua đó, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nâng cao vai trò chủ động, tích cực trong việc tìm kiếm thị trường mới và góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Đây là Bản ghi nhớ về thương mại gạo thứ ba được ký kết giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ đối tác các nước Châu Phi sau các MOU ký với Sierra Leone và Cộng hòa Guinea. Bên cạnh gạo, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng khác như sản phẩm dệt may, vật liệu xây dựng, linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy… sang thị trường này.

Xuất khẩu gạo sang Comoros có ý nghĩa quan trọng đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi

Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Lê Dương Quang cho biết: “ Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo mỗi năm. Việc ký kết Bản ghi nhớ này sẽ là mốc đánh dấu quan trọng mở đầu cho mối quan hệ hợp tác đầu tư lâu dài giữa hai nước. Đồng thời là cơ sở pháp lý cho việc thiết lập quan hệ mua bán gạo ổn định, trực tiếp, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác song phương nói chung và quan hệ thương mại nói riêng”.