Nhu cầu vật liệu thân thiện môi trường tăng cao cho công trình xanh Việt

Kính tiết kiệm năng lượng, gạch không nung, sơn nano... được các chủ đầu tư tìm kiếm khi theo đuổi xu hướng công trình xanh.

Các ông lớn theo đuổi công trình xanh

Đầu năm nay, nhà ở xã hội NO2 và NO3 thuộc một dự án nằm ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội trở thành khu nhà ở xã hội đầu tiên đạt chứng chỉ xanh EDGE. Với mức giá bán 16-17 triệu đồng một m2 bao gồm phí bảo trì và VAT, nhiều người tỏ ra khá bất ngờ vì bởi công trình xanh có chi phí lớn thường áp dụng cho các công trình thương mại hơn là dự án xã hội.

Thực tế, công trình xanh ngày càng phổ biến trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua nhưng tại Việt Nam bắt đầu manh nha trong vài năm trở lại đây. Đặc biệt, các công trình được cấp chứng chỉ quốc tế chỉ đếm trên đầu ngón tay chủ yếu tại một số dự án cao cấp và được coi như đặc quyền của người giàu. Với phân khúc nhà giá rẻ do sử dụng vật liệu thông thường nên thường được xem là khu vực tiêu tốn nhiều năng lượng thậm chí tăng hiệu ứng nhiệt ra môi trường.

Thị trường thời gian qua ghi nhận một số tên tuổi đang theo đuổi các công trình xanh như: Capital House, Phúc Khang, Nam Long, Flamingo Group, Novaland...

Để đạt chứng chỉ xanh LEED, LOTUS hay EDGE các chủ đầu tư sẽ phải chứng minh công trình của mình có tiềm năng giảm mức tiêu thụ năng lượng, nước ở mức cho phép. Đơn cử, chứng chỉ EDGE về các tiêu chí tiêu hao năng lượng của dự án phải đạt ít nhất là 20% so với một công trình điển hình theo tiêu chuẩn của Tổ chức tài chính quốc tế IFC - Worlbank Group. Do đó, chủ đầu tư mỗi dự án phải tìm kiếm, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường.

vật liệu thân thiện môi trường
Một dự án đạt chứng chỉ công trình xanh LEED của Mỹ tại TP HCM.

 

Theo các chủ đầu tư, khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi khi sở hữu căn hộ xanh, vì họ giảm được các hóa đơn năng lượng và được sống trong không gian xanh trong lành. "Ở nước ngoài, những dự án có chứng nhận xanh sẽ thu hút nhiều người vào ở, tăng được giá trị đầu tư... Còn ở Việt Nam, cả chủ đầu tư và người tiêu dùng chưa nhận thức đầy đủ vấn đề này. Vấn đề đặt ra là làm sao chúng ta nâng cao ý thức cộng đồng cũng như có những khuyến khích cụ thể cho các chủ đầu tư", một đại diện chủ đầu tư nói.

Báo cáo "World Green Building Trends Report 2018" về xu hướng công trình xanh năm 2018 do Dodge Data & Analytics triển khai chỉ ra, nhu cầu xây dựng xanh vẫn tiếp tục tăng lên trong 3 năm tới và lan rộng ra toàn cầu.

Theo thống kê của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam, số lượng các công trình xanh tại Việt Nam bắt đầu gia tăng. Cuối năm 2018, Việt Nam có khoảng 225 dự án đăng ký chứng nhận công trình xanh theo tiêu chuẩn quốc tế như LEED và LOTUS, trong khi 5 năm trước đó, chỉ có 42 dự án.

Trao đổi với VnExpress, ông Đặng Thành Long - Giám đốc Hội đồng Công trình xanh Việt Nam cho biết với chu kỳ tăng trưởng nóng của ngành xây dựng - bất động sản, nhận thức của người Việt dần tốt hơn và số lượng công trình đăng ký lấy chứng nhận cũng tăng rõ rệt.

Theo các chuyên gia, khi sinh sống tại các công trình xanh có thể giảm nguy cơ bệnh tật và nâng cao sức khỏe; giảm 30-50% tài nguyên nước và năng lượng nhân tạo, tiết kiệm 10-15% chi phí vận hành và bảo dưỡng và tăng giá trị, sự bền vững và tuổi thọ công trình. Các công trình này khi vận hành cũng góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển đô thị, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế du lịch.

Cơ hội cho thị trường vật liệu xanh

Một trong những tiêu chí quan trọng trong phát triển công trình xanh là sử dụng vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường... Đây là xu thế và cũng là mục tiêu hướng tới của nhiều chủ đầu tư bất động sản.
Khoảng 10 năm gần đây, thị trường vật liệu xây dựng ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh với sự ra đời của nhiều sản phẩm mới. Các chuyên gia nhận định, nhu cầu vật liệu xanh ở Việt Nam đang tăng nhanh trong 5 năm trở lại đây, ở mức 10-12%.

Việt Nam hiện có khoảng 30 thành phố, địa phương đang tiến hành triển khai hoặc nghiên cứu phát triển đô thị thông minh, tiêu biểu như Đà Nẵng, TP HCM, Hà Nội... Xu hướng phát triển đô thị thông minh, công trình xanh đang được chú trọng chính là thời cơ cho các vật liệu xây dựng xanh phát triển.

Chủ trương phát triển vật liệu mới cũng được Chính phủ quan tâm. Nhiều chính sách phát triển vật liệu xây dựng mới, thân thiện môi trường được ban hành, nổi bật là Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả. Trong đó, đáng chú ý là quy định là sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, vật liệu không nung, lắp đặt thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, khí sinh học trong các công trình xây dựng.

Nắm bắt nhu cầu này, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh nghiên cứu, đầu tư thiết bị, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất các loại vật liệu xây dựng xanh như Eurowindow, Viglacera với kính low-e, Khang Minh với gạch không nung...

Nhiều đơn vị chọn cách tiếp cận khác, nhập khẩu sản phẩm công nghệ cao, thân thiện với môi trường từ các nước có nền công nghiệp vật liệu phát triển để giới thiệu áp dụng trong nước. NanoBMT mới gia nhập thị trường. Doanh nghiệp này kỳ vọng vào tiềm năng phát triển của dòng vật liệu xanh, thân thiện môi trường tại Việt Nam dù còn nhiều trở như thói quen của người tiêu dùng cũng như lo ngại về chi phí đầu tư ban đầu.

vật liệu thân thiện môi trường
Một công trình sử dụng sản phẩm sơn của NanoBMT.

 

"Với những người tiên phong khó khăn là không ít. Song xu thế phát triển các công trình xanh tại Việt Nam tôi cho rằng các vật liệu mới giảm tiêu hao năng lượng và có lợi cho sức khỏe người dùng sẽ có cơ hội để tăng tốc thời gian tới", ông Đỗ Quốc Trung - Giám đốc Công ty TNHH NanoBMT cho biết.

NanoBMT hiện là nhà phân phối các vật liệu nano tiên tiến của Tập đoàn NanoPhos SA (Hy Lạp) tại Việt Nam, trong đó có các sơn nước chống thấm, giảm nhiệt.

Theo ông Trung, với công nghệ nano và áp dụng tiêu chuẩn châu Âu, các sơn xây dựng do NanoBMT phân phối có khả năng làm mát phòng nhờ tính năng phản xạ nhiệt hồng ngoại và hệ số phát xạ nhiệt cao. Sản phẩm có hệ số dẫn nhiệt thấp, làm giảm nhiệt tác động lên công trình, hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt đô thị.

Dẫn báo cáo của Building Research Establishment Ltd, ông Trung cho biết, một căn hộ có diện tích 89 m2 tại Anh đã tiết kiệm tới 3.363 KWh mỗi năm nhờ sử dụng sơn SurfaPaint ThermoDry Interior - một sản phẩm do NanoBMT phân phối, cho các bức tường trong nhà. Lượng điện tiết kiệm được tương đương lượng giảm khí CO2 khi sử dụng năng lượng để sản xuất 1.345 kg bột giấy, đi hơn 8.000 km bằng xe hơi và 9.800 dặm bằng máy bay...

vật liệu thân thiện môi trường
Các dòng sơn do Nano BMT phân phối được đánh giá thân thiện với môi trường.

 

Với những tính năng mới, các sản phẩm sơn nano của NanoBMT được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển thị trường vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, thúc đẩy công trình xanh và giúp người dân tiết kiệm năng lượng và chi phí.