Chinh phục thị trường EU: Đẩy mạnh xúc tiến thị trường và ổn định chất lượng sản phẩm

EU hiện là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường này, VCCI tại TP. HCM phối hợp với Phái đoàn EU tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng tầm

Hoạt động trao đổi thương mại giữa Việt Nam và thị trường EU trong 5 năm qua đều tăng trưởng tốt, năm 2005 đạt 8,1 tỷ USD (tăng 6,2%), 2006: hơn 10,2 tỷ USD (tăng 2%), 2007 có đà tăng trưởng co nhất đến 39,26% đạt 14,2 tỷ USD, 2008: gần 16,3 tỷ USD (tăng 14,5%) và năm 2010 đạt hơn 17,74 tỷ USD (tăng 16,67%). Chỉ riêng năm 2009 là kim ngạch XNK có giảm sút 6,67% so với 2008 đạt 15,2 tỷ USD.

Xét về hoạt động xuất khẩu, năm 2010 hàng hóa của Việt Nam xuất sang EU đạt 11,4 tỷ USD cao nhất trong mấy ăm qua, năm 2008 cũng đạt kim ngạch khá cao 10,9 tỷ USD. Năm 2007 là 9,1 tỷ USD, 2006: là 6,9 tỷ USD, 2005: 5,5 tỷ USD. Trong quý I/2011, xuất khẩu của Việt Nam vào EU tiếp tục tăng mạnh đến 50,9 đạt 4 tỷ USD. Theo ông Jean Jacques Bouflet, Tham tán Công sứ EU tại VN cho là rất nhiều hàng hóa của Việt Nam xuất vào thị trường EU không qua nước thứ 3 như Hồng Kông, Đài Loan. Vì vậy, có thể khẳng định rằng hàng hóa Việt Nam đã có chỗ đứng tại thị trường châu Âu. Hiện, 5 mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn vào EU có hải sản, cà phê, dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ.

Do công tác xúc tiến thị trường và khả năng tiếp cận khách hàng của DN còn nhiều hạn chế nên hàng hóa Việt nam chưa đạt được độ thâm nhập sâu và có giá tốt. Có thể nói rằng, ngày nay, các DN có thể tiếp cận tốt thông tin thị trường các nước EU chỉ bằng những cái nhấp chuột thông qua cổng thông tin hỗ trợ các DN xuất khẩu “Export Help Desk (http://exporthelp.europa.eu), ông Lê Kỳ Anh, chuyên viên Kinh tế và Thương mại phái đoàn EU tại VN chia sẻ. Qua đấy, DN có thể truy cập vào cập nhật thông tin rất cụ thể cho từng mặt hàng. Không chỉ vậy, trong phần thông tin thương mại Cổng thông tin còn cập nhật số liệu mới nhất, cụ thể nhất về mọi ngành hàng của tất cả các thị trường nội địa. Vì thế, DN có thể tự làm thống kê thị trường về nhu cầu, số lượng hàng nhập khẩu vào thị trường từng thời điểm; quốc gia và số lượng cụ thể của từng nhà xuất khẩu vào thị trường… Hiện cổng thông tin đã cập nhật số liệu đến hết tháng 3/2011. Ngoài tên sản phẩm, mọi người có thể sử dụng mã HS để tìm kiếm thông tin nhanh chóng và cụ thể hơn. Lợi ích mang lại nhiều nhưng rất tiếc là tỉ lệ DN Việt Nam sử dụng công cụ hỗ trợ này còn rất ít.

Trong năm 2011, trao đổi thương mại của Việt Nam và thị trường EU sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ không đồng đều giữa các thị trường thành viên đang tiếp tục gặp nhiều khó khăn cho nên không riêng người Việt Nam, người châu Âu cũng đang “thắt lưng buộc bụng”. Song, hiện EU đang thực hiện các chính sách cải cách kinh tế và các chính sách này đang phát huy tác dụng. Do đó, rất hy vọng sau năm 2012 trở đi nền kinh tế ở EU sẽ hồi phục đà tăng trưởng.

Để thâm nhập tốt thị trường, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu, ông Nguyễn Cảnh Cường nhấn mạnh, các DN cần xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh. Đồng thời, các DN Việt Nam cần tăng mức độ chuyên môn hóa và tập trung hóa các ngành nghề sản phẩm, như vậy để đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt và đồng bộ. Về phía Nhà nước cần hài hòa cơ sở pháp lý thương mại, quản lý hiệu quả xuất nhập khẩu, điều kiện VSANTP, thương mại, môi trường kinh doanh, quản lý vấn đề cạnh tranh, và công nhận lẫn nhau về các chứng thư thương mại để tạo điều kiện cho DN sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, đẩy mạnh các hoạt động đàm phán để tiến tới ký kết các hiệp định song phương, như về hiệp định bảo hộ và khuyến khích đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế trùng, Hiệp định hợp tác đối tác (PCA), hiệp định thương mại tự do (FTA).

Đồng tình với ý của ông Cường, ông Jean Jaques Bouflet, Tham tán Công sứ EU tại VN cho rằng Việt Nam cần tiến tới thỏa thuận FTA với EU nhằm để bắt kịp với các đối thủ xuất khẩu sang EU, do FTA sẽ là sự đảm bảo cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, một khi các điều kiện chính sách ưu đãi thuế quan cho hàng hóa của Việt Nam không được thực thi tiếp. Bởi vì, EU đang đánh giá là nhiều ngành hàng của Việt Nam đã nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường. Việt Nam đang dần đạt được ngưỡng có mức thu nhập trung bình, nền kinh tế thị trường.

  • Tags: