Lợi ích kép

Lợi ích kép của sản xuất xanh là tiết kiệm chi phí và có được lượng người yêu chuộng môi trường bền vững ủng hộ mua sản phẩm ngày càng tăng.
sản xuất xanh
Cơ sở sản xuất sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện năng, tiết kiệm nhiên liệu hơn thì vừa đảm bảo môi tường vừa tiết kiệm đáng kể chi phí đầu vào.

 

Rất nhiều những doanh nghiệp đã và đang hướng tới sản xuất xanh, một kiểu sản xuất thân thiện hơn với môi trường, không gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Vậy sản xuất xanh mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Trước hết, sản xuất xanh giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất. Nếu cơ sở sản xuất sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện năng, tiết kiệm nhiên liệu hơn thì vừa đảm bảo môi tường vừa tiết kiệm đáng kể chi phí đầu vào. Hơn nữa, nếu ngay từ đầu áp dụng sản xuất xanh, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí xử lý rác thải rất lớn sau khi sản xuất.

Cụ thể, phương án ứng dụng công nghệ, để nhiệt điện than đang dùng trở nên sạch hơn và hiệu quả hơn. Một số giải pháp đã và đang được áp dụng phổ biến tại các nhà máy nhiệt điện than có thể kể đến như lắp đặt vòi phun UD để than dễ bắt cháy hơn, trộn phối than nội địa với than nhập khẩu để cải thiện chất lượng than đốt. Hoặc tối tối ưu hóa quá trình cháy với quy mô lớn bằng cách sử dụng phụ gia.

Kết quả thử nghiệm từ lò hơi số 3 công suất 300MW của Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng cho thấy, Eplus và Reduxco đều đạt mục tiêu đặt ra với lò than PC sử dụng nhiên liệu than Antraxit.

Cụ thể, cả hai loại phụ gia giúp tăng hiệu suất lò hơi trung bình khoảng 1%, giảm lượng than tiêu thụ khoảng 2.6%, hàm lượng carbon còn trong tro xỉ giảm khoảng 2.4% và các nồng độ loại khí thải NOx và SOx trong khói thải giảm trung bình giảm lần lượt 6,3% và 12,2%.

Mới đây, PVN đã bắt đầu xây dựng chiến lược phát triển năng lượng hydro - được coi là nguồn năng lượng xanh, không phát thải. PVN đã xác định nhiệm vụ trước mắt là nhanh chóng tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược, chính sách tạo khung pháp lý cho việc phát triển năng lượng hydro.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ, tiếp cận các công nghệ mới trong chuỗi sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và sử dụng hydro.

Đồng thời, nghiên cứu xu thế phát triển hydro trên cơ sở đặc thù ngành và lợi thế sẵn có của Việt Nam. Trong đó tập trung xác định có hay không các mỏ, vỉa hydro tự nhiên; nghiên cứu phát triển chuỗi giá trị hydro, đặc biệt chuỗi năng lượng tái tạo - hydro - pin nhiên liệu/sản xuất điện - sản xuất các sản phẩm hóa dầu (đạm, amoniac, methanol...).

Đối với ngành dệt may thì tái chế sáng tạo, vải tái chế, sợi hữu cơ, thuốc nhuộm thực vật... là những công cụ đắc lực trong cuộc cách mạng xanh. Hiện Tập đoàn H&M dẫn đầu bảng xếp hạng về việc sử dụng chất liệu cotton hữu cơ và lông vũ theo quy chuẩn Responsible Down; đồng thời là một trong những đơn vị lớn nhất thế giới sử dụng chất liệu vải và sợi tái chế.

Nhiều năm trở lại đây, hãng Adidads đã giảm 38% lượng giấy sử dụng bằng việc không in email nội bộ và ngừng cung cấp nước đựng trong chai nhựa và ống hút nhựa tại tất các các hoạt động tiếp thị toàn cầu.

Hãng cũng yêu cầu các nhà cung cấp nguyên liệu giảm 50% lượng nước, giảm 20% năng lượng và 75% lượng giấy sử dụng trên mỗi nhân viên. Adidas cũng đã kết nối với các cung cấp sợi bông sản xuất theo tiêu chuẩn "có trách nhiệm với cộng đồng" để thay thế 43% số lượng bông tiêu thụ hàng năm.

Không chỉ tiết kiệm chi phí đầu vào, sản xuất xanh còn hướng đến nhu cầu thị trường tiêu dùng. Mọi người cũng đã ý thức được tầm quan trọng của môi trường sống và sức khỏe bản thân, chính vì vậy họ quan tâm đến các sản phẩm xanh, sạch, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe. Người tiêu dùng có xu hướng tìm mua và sử dụng các sản phẩm sạch hoặc các vật dụng có nguồn gốc thiên nhiên, thân thiện môi trường.

Như vậy, lợi ích kép của sản xuất xanh là tiết kiệm chi phí và có được lượng người yêu chuộng môi trường bền vững ủng hộ mua sản phẩm ngày càng tăng.

Đông Triều