Khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam không “làm ăn”với  công ty này của Maroc

Do không trung thực trong giao dịch nhập khẩu, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thận trọng trong giao dịch, nhằm tránh rủi ro.

Công ty EDEN AGRO FOOD SARL (Maroc) có biểu hiện không trung thực trong giao dịch nhập khẩu, đưa ra nhiều yêu sách đối với bên xuất khẩu và tìm mọi cách trốn tránh trách nhiệm thanh toán theo hợp đồng đã ký kết. Có biểu hiện cấu kết với ngân hàng chi nhánh để lảng tránh nghĩa vụ thanh toán.

chợ Maroc

Thương vụ Việt Nam tại Maroc , hiện đã có một công ty của Việt Nam đã gặp trục trặc do bán hàng cơm dừa cho Công ty này. Khi hàng đến cảng Maroc, Công ty EDEN từ chối nhận hàng. Bằng các nhiều biện pháp, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc đã thuyết phục được Công ty này lấy hàng và thanh toán 50% số tiền. Theo thỏa thuận giữa hai bên doanh nghiệp, số tiền còn lại được ký quỹ tại ngân hàng thu hộ. Tuy nhiên, Công ty EDEN tiếp tục tìm mọi cách gây khó dễ, có biểu hiện cấu kết với ngân hàng chi nhánh lẩn tránh nghĩa vụ thanh toán, trái lại với thông lệ giao dịch quốc tế.

 

Tên Công ty: EDEN AGRO FOOD SARL

Địa chỉ: RUE 19, No. 36, HAY MAAMORA, KENITRA, MOROCCO. Hoặc: 10 ANGLE RUE MOULAY ABDELHAFID ET RUE MOHAMMED KOURD ALIBAHA 2, No. 7, ZIP 14000 KENITRA PRINCIPAL, KENITRA, MORROCO.

Mã số DN: 20197425. ICE: 00174542400003. Số TK tại Ngân hàng Attijariwafa: 00002013000013136.

Điện thoại: +971588460017; ĐTDĐ: +212663304400

Whatsap: 0014388075795; Email: [email protected]

Xét thấy đây là trường hợp nghiêm trọng, Thương vụ ĐSQ Việt Nam tại Maroc trân trọng thông báo và khuyến cáo các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam biết và không giao dịch với công ty Maroc nêu trên, tránh thiệt hại cho doanh nghiệp của ta.

Maroc
Maroc là thị trường có nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

 

Là nền kinh tế nhập siêu với nhu cầu nhập khẩu hàng năm xấp xỉ 40 tỷ USD, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng nhiên liệu và máy móc, thiết bị, hóa chất, chất dẻo nhân tạo, sắt thép, dược phẩm, ví, hàng điện tử, lúa mì, đường, sữa, cà phê, chè, ... là những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam, có thể nói Maroc là thị trường có nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tập trung khai thác trong thời gian tới.

Trong những năm gần đây, Chính phủ Maroc chủ trương rà soát chính sách và cơ chế để ngày càng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài thiết lập kinh doanh tại Maroc, nhất là tại các đặc khu và khu công nghiệp mũi nhọn. Điều này mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu khả năng đầu tư, liên kết với các đối tác Maroc tại các khu công nghiệp và/hoặc khu thương mại tự do để sản xuất hàng hóa xuất khẩu vào thị trường nội địa, cũng như sang thị trường các nước trong khu vực.

Tuấn Hưng