Hiệu quả từ phiên chợ hàng Việt trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Các Phiên chợ nằm trong khuôn khổ chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia năm 2017 đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 137/QĐ-BCT ngày 16/01/2017; thuộc Chương trình xúc tiến thương m

Thành công lớn nhất khi triển khai các phiên chợ hàng Việt là hầu hết người dân vùng nông thôn, miền núi được tiếp cận với các sản phẩm sản xuất trong nước và hàng Việt Nam đã tạo được chỗ đứng trên thị trường.

Nhằm tạo điều kiện cho người dân tại các khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với hàng Việt Nam chất lượng cao, đồng thời tạo cơ hội cho doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, trong những năm qua, Sở Công Thương tỉnh Hà Nam đã tổ chức rất nhiều phiên chợ về các huyện vùng núi, vùng nông thôn... Các phiên chợ đã tạo được hiệu quả kép khi giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, giúp người tiêu dùng quen thuộc và ưu tiên sử dụng hàng hóa Việt cho nhu cầu tiêu dùng.

Hiệu quả từ những phiên chợ hàng Việt

Cuối năm 2017, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Hà Nam (Trung tâm) đã tổ chức 02 Phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi" tại xã Đại Cương (huyện Kim Bảng) và xã Thanh Tâm (huyện Thanh Liêm). Mỗi phiên chợ đã thu hút hơn lượt 30 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia, với 60 gian hàng tiêu chuẩn.

Tại phiên chợ, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã chú trọng đưa về các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, đồ gia dụng, đồ điện… với chất lượng cao, giá cạnh tranh. Trong phiên chợ, người tiêu dùng còn được nhiều doanh nghiệp tư vấn các thông tin cần thiết, hướng dẫn về cách phân biệt hàng thật- giả, cách sử dụng sản phẩm đúng kỹ thuật nên nhận được sự hưởng ứng rất lớn của người tiêu dùng. Nhờ đó, doanh số bán hàng không ngừng gia tăng.

lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nam thăm quan gian hàng tại phiên chợ

Ông Nguyễn Văn Mạnh (người dân xã Đại Cương) đánh giá, “Phiên chợ hay quá! Hàng hoá đẹp, giá mua được. Là thợ may, nhưng tôi lại thích mua những mặt hàng này vì họ may quá đẹp, màu sắc, mẫu mã không chê được. Tôi nghĩ, bà con ở đây đều có nhu cầu sản phẩm này, đều mua bên đất liền, khuân vác hàng tiếng đồng hồ trên đò qua đảo, người ta ngại…”.

Về phía doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, ông Nguyễn Văn Hanh, chủ cơ sở sản xuất cộng đồng HT, có địa chỉ tại xã Duy Hải, huyện Duy Tiên, đã từng tham gia bán hàng tại các phiên chợ trong tỉnh cho biết: Đơn vị chúng tôi chuyên sản xuất giày dép các loại. Để bán được hàng cho bà con nông thôn, miền núi, điều tôi quan tâm trước nhất là chất lượng của sản phẩm, sau đó là mẫu mã đẹp và đương nhiên giá cả phải hợp với túi tiền của người dân.

Ông Nguyễn Liên Hồng, Giám đốc Trung tâm cho biết, việc tổ chức các Phiên chợ này không những có ý nghĩa tuyên truyền, vận động nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp tham gia hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" mà còn tạo điều kiện để để người dân nông thôn, miền núi trong tỉnh có cơ hội sử dụng hàng Việt Nam chất lượng cao, giá phải chăng.

“Song song với các hoạt động trưng bày, giới thiệu, mua bán hàng hóa tại Phiên chợ, các doanh nghiệp còn tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm, tư vấn cho người tiêu dùng; đồng thời đẩy mạnh hoạt động kết nối với nhà bán lẻ, đại lý mở rộng mạng lưới cung ứng hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường nông thôn, miền núi. Qua đó xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh và phát triển hệ thống phân phối lâu dài”, ông Hồng chia sẻ.


Trong thời điểm khó khăn của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng thì việc tổ chức các phiên chợ về nông thôn không chỉ là dịp gặp gỡ, giao lưu giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, quảng bá thương hiệu sản phẩm trong nước mà còn là giải pháp kích cầu, mở rộng thị trường.

Các chuyến hàng Việt về nông thôn đã không chỉ tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường nông thôn, miền núi còn bỏ ngỏ mà còn là cơ hội quảng bá cho doanh nghiệp và sản phẩm, đồng thời từng bước xây dựng mạng lưới kênh phân phối, mở rộng thị trường, tạo dựng uy tín với người tiêu dùng khu vực nông thôn, miền núi.